Home / Hải sản / Nghêu

Kỹ thuật nuôi nghêu - Phần 3

Kỹ thuật nuôi nghêu - Phần 3
Author: TSNT
Publish date: Tuesday. August 23rd, 2016

II. Kỹ thuật thu gom con giống trong tự nhiên

Ngao giống trong tự nhiên vẫn đang được coi là nguồn giống quan trọng cung cấp cho nuôi thương phẩm.

Hiện nay, một số trại giống đã sản xuất thành công ngao giống.

Tuy nhiên, số lượng chưa nhiều, do đó thu gom con giống trong tự nhiên vẫn trở nên cấp thiết đối với người nuôi.

1. Lựa chọn bãi giống

Việc lựa chọn bãi giống ngoài việc dựa trên các kinh nghiệm còn có thể lựa chọn theo các điều kiện sau:

- Bãi giống có thể là bãi ngao trưởng thành.

- Đáy là cát bùn (trong đó cát chiếm 70-80%).

- Nước triều lên xuống đều, không phơi đáy quá 4 giờ/ngày, độ mặn trung bình từ 15-25‰, có lượng nước ngọt nhất định đổ vào.

- Bãi có độ sâu nhất định trong toàn vùng bãi triều, có thể là vùng nước quẩn: ấu trùng ngao trong giai đoạn sống phù du chịu ảnh hưởng rất lớn của dòng chảy, thông thường theo chiều của dòng thủy triều, ấu trùng thường bị cuốn đi xa so với bãi đẻ.

Đó chính là lý do khi thấy con giống tập trung theo bãi.

Ngoài ra, còn có thể lựa chọn bãi giống tại một vị trí nhất định, có bờ chắn lũ, đắp các bờ có bề rộng khoảng 30-40cm, cao 40cm song song với bờ chắn lũ, chia các ngăn thành từng ô nhỏ, có thể dùng lưới hoặc cây gỗ để làm giảm lưu tốc nước của thủy triều.

Đối với các bãi giống đã dược lựa chọn cần có biện pháp quản lý thích hợp như thường xuyên kiểm tra bờ bãi, chống nóng, không cho người đi vào.

2. Phương pháp thu con giống

Nguồn ngao giống phục vụ cho nhu cầu nuôi có thể được khai thác từ tự nhiên hoặc từ các trại sản xuất giống.

Tuy nhiên, đối với Việt Nam hiện nay thu gom con giống trong tự nhiên đang là nguồn quan trọng nhất phục vụ nhu cầu nuôi rộng rãi trên toàn khu vực. Có thể chia làm hai phương pháp thu con giống:

a. Phương pháp lấy giống khô:

Khi nước triều rút cạn, dùng cào cào cả cát và giống tập trung vào giữa các ô nhỏ đã được chia, trong trường hợp ngao giống vùi sâu có thể cào tiếp lần nữa vào kỳ nước triều rút lần tiếp theo.

Đào một hố nhỏ sâu 20cm, chiều dài 3m và chiều rộng khoảng 2m ngay bên cạnh ô giống.

Khi nước triều lên, ngao giống sẽ tập trung lên bề mặt trên để lọc thức ăn, dùng sàng hoặc rổ có cỡ mắt sàng thích hợp rửa sạch cát ở nơi hố đào bên cạnh.

Trong trường hợp mặt bãi khô, dùng cào 4 răng lật cả cát và ngao giống lên, cho ít nước vào đánh tan thành bùn, đợi ngao giống bò lên mặt bùn rồi thu con giống.

b. Phương pháp thu giống nước nông:

Khi triều cạn, dùng cào ngao cào cả cát và con giống tập trung ở giữa bãi thành một đống hình tròn có đường kính khoảng 6m.

Sau đợt triều rút lần sau, dùng cào phân ở giữa bãi giống đã tập trung thành một ô trống có đường kính 3m, sâu 30cm.

Trong đợt triều lần sau, khi nước triều rút chỉ còn khoảng 1m, dùng chân đạp nước xung quanh bãi giống, ngao giống kiếm ăn ở mặt ngoài quanh đống giống do bị dòng nước kích thích sẽ tập trung ở ô trống giữa. Dùng sọt tre để vớt giống.

Khi nước triều còn rất thấp, tiếp tục dùng tay vỗ quanh đống giống để ngao giống tập trung tiếp vào ô trống ở giữa để vớt con giống lên thuyền.


Related news

Hướng dẫn nuôi nghêu kiếm bạc tỷ Hướng dẫn nuôi nghêu kiếm bạc tỷ

Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng hướng dẫn cách nuôi nghêu đối với bà con ở khu vực phía Nam. Theo chuyên gia, nuôi nghêu giỏi có thể giúp nông dân thu bạc tỷ.

Tuesday. August 23rd, 2016
Kỹ thuật nuôi nghêu - Phần 1 Kỹ thuật nuôi nghêu - Phần 1

Kỹ thuật nuôi nghêu - Phần 1

Tuesday. August 23rd, 2016
Kỹ thuật nuôi nghêu - Phần 2 Kỹ thuật nuôi nghêu - Phần 2

Kỹ thuật nuôi nghêu - Phần 2

Tuesday. August 23rd, 2016