Home / Hải sản / Nuôi cua

Kỹ thuật nuôi ghẹ xanh vốn nhỏ lãi lớn, kiếm bộn tiền

Kỹ thuật nuôi ghẹ xanh vốn nhỏ lãi lớn, kiếm bộn tiền
Author: Minh Châu
Publish date: Saturday. September 30th, 2017

Kỹ thuật nuôi ghẹ xanh khâu giống rất quan trọng, quyết định sự thành bại. Loài này cũng là sản phẩm có giá trị xuất khẩu.

Ghẹ xanh là loài có giá trị dinh dưỡng cao. Ảnh: Tiếp thị nông nghiệp 

Ghẹ xanh phân bố rộng ở miền đông châu Phi, Đông Nam Á, Nhật Bản, Australia và New Zealand. Ghẹ đực có vỏ màu lam sáng với các đốm trắng và các càng dài đặc trưng, trong khi ghẹ cái có màu nâu/lục xỉn màu hơn và mai thuôn tròn hơn. Mai của chúng có thể rộng tới 20 cm.

Phần lớn thời gian chúng ẩn nấp dưới cát hay bùn, cụ thể là trong thời gian ban ngày và mùa đông. Chúng đi kiếm ăn khi thủy triều lên. Thức ăn của chúng khá đa dạng, từ các động vật hai mảnh vỏ, cá và ít hơn là các loại tảo lớn. Chúng bơi lội rất tốt, chủ yếu là do các cặp chân dẹp tựa như các mái chèo. Loài này cũng không thể sống một thời gian dài mà không có nước. Loài này được đánh giá cao do thịt của nó ngọt như thịt cua xanh Đại Tây Dương.

Thiết kế môi trường nuôi

Nước biển sử dụng để sản xuất giống phải trong sạch, độ mặn ổn định 30-34‰, các chỉ tiêu lý, hóa phù hợp với điều kiện sống của các loài thủy sinh vật. Nước ngọt phục vụ quá trình sản xuất giống cũng cần trong sạch, không ô nhiễm.

Chọn vị trí xây trại có cấu tạo địa chất ổn định, địa hình bằng phẳng; hệ thống cấp, thoát nước thuận lợi. Vị trí xây dựng trại phải thuận lợi về giao thông và có thể sử dụng điện lưới quốc gia. Nhà trại phải đảm bảo thoáng mát trong mùa hè, ấm vào mùa đông.

Số lượng và diện tích bể trong trại phụ thuộc vào công suất và quy mô sản xuất, tuy nhiên cần đảm bảo: Bể lắng và xử lý nước biển: thường dùng bể xi măng có thể tích 300-500m3/bể; Bể lọc là bể xi măng, thể tích 15-25m3/bể; Bể nuôi giữ ghẹ mẹ: bể xi măng hoặc bể composit.

Bể xi măng phải bảm đảm khi sục khí không tạo ra các “góc chết”, thể tích 3-5m3/bể. Bể composit có dạng hình bán cầu, thể tích 1-2m3/bể. Bể nuôi artemia sinh khối: bể xi măng hoặc composit, thể tích 1-1,5m3/bể. Đảm bảo đủ máy bơm, máy sục khí, kính hiển vi, tủ lạnh, que đun điện xô, chậu, vợt các loại...

Thả và ương nuôi ghẹ

Khi thả ghẹ bột xuống đìa cần phải kiểm tra độ muối và nhiệt độ ở trong đìa và nước trong thùng vận chuyển ghẹ. Cấp nước từ từ trong đìa vào thùng vận chuyển trong khoảng 20 đến 40 phút để ghẹ bột làm quen với môi trường sống, sau đó thả ghẹ vào đìa. Mật độ thả là 5-6 con/m2.

Trong 20 ngày đầu: Thức ăn ương ghẹ bột gồm các loại cá, ruốc, tôm nhỏ hấp chín và cà qua rổ nhựa, sau đó hoà đều với nước tạt khắp đìa.

Quản lý và chăm sóc ghẹ nuôi

Trong 3 tháng nuôi, cần phải chú ý quản lý và chăm sóc đìa nuôi ghẹ theo các yêu cầu: Giữ đìa nuôi có màu tảo lục hoặc tảo khuê (độ trong khoảng 25 – 30 cm); Trong 1 tháng đầu ương ghẹ bột, chú ý không được cấp nước trực tiếp vào đìa nuôi; Trong 2 tháng nuôi tiếp theo, chú ý chọn con nước sạch khi thay nước cho đìa nuôi

Thức ăn cho ghẹ ăn phải tươi và phải được rửa sạch trước khi cho ăn. Kiểm tra khối lượng ghẹ nuôi 15 ngày/ lần bằng cân đĩa nh 

Có nhật ký để ghi chép và theo dõi ghẹ nuôi hàng ngày (ghi chép các chi phí, lượng thức ăn hàng ngày, tình trạng sức khoẻ của ghẹ nuôi, các sự cố và biện pháp xử lý)


Related news

Kỹ Thuật Nuôi Cua Thương Phẩm Trong Ao Đất Kỹ Thuật Nuôi Cua Thương Phẩm Trong Ao Đất

Cua biển (Scylla paramamosain) là một trong những đối tượng có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao bởi hàm lượng mỡ thấp, protein cao, dồi dào về khoáng chất và vitamin. Con cua được xem là đối tượng nuôi xoá đói giảm nghèo của bà con ngư dân vùng biển.

Sunday. April 27th, 2014
Nuôi cua biển Nuôi cua biển

Cua biển (Scylla serrata) là một loài thủy sản tiềm năng bởi sự tăng trưởng nhanh chóng, được ưa chuộng trên thị trường và giá trị kinh tế của nó. Tuy nhiên, việc nuôi cua biển đòi hỏi nguồn vốn đáng kể cho việc mua giống và nuôi thương phẩm.

Friday. June 19th, 2015
Phương pháp nuôi cua biển Phương pháp nuôi cua biển

Nuôi cua biển đang rất phổ biến tại một số nước châu Á như Bangladesh, Ấn Độ, Thái Lan, Philippine v.v… Cua biển có một nguồn nhu cầu lớn và được giá trên thị trường thế giới. Do cua biển có hương vị khá ngon nên nhiều nước trên thế giới nhập một số lượng lớn để tiêu thụ hàng năm. Kết quả là, một lượng lượng lớn ngoại tệ có thể kiếm được bằng cách xuất khẩu cua.

Friday. June 19th, 2015