Kỹ Thuật Nuôi Gà Ác
Gà ác là động vật dễ nuôi, lợi nhuận cao, sau 5 tuần nuôi có thể đạt trọng lượng 150 - 200g/con. Xin giới thiệu với bà con quy trình nuôi gà ác hiệu quả.
Lồng úm
Lồng úm nuôi 100 con có chiều dài 2m, rộng 1m, cao 0,5m. Đáy lót bằng lưới ô vuông, xung quanh lồng đóng nẹp tre, gỗ, lưới mắt cáo. Mật độ úm từ 1 ngày tuổi đến 1 tuần là 100 con/m2, từ 1-2 tuần tuổi 50 con/m2; 3-5 tuần tuổi 25 con/m2.
Chăm sóc, nuôi dưỡng
Vệ sinh và sát trùng chuồng úm, máng ăn, máng uống 5-7 ngày trước khi đưa gà vào nuôi. Lót sàn chuồng bằng giấy báo trong 3 ngày đầu và thay giấy mỗi ngày. Dùng bóng điện 75W sưởi ấm cho 1m2 chuồng úm trong tuần đầu và che xung quanh chuồng úm. Điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp: gà con 1 ngày đến 1 tuần tuổi khoảng 34-350C, 1 - 2 tuần 30-310C, 2 - 3 tuần 28-290C, 3-4 tuần tuổi 25-260C. Cho gà con uống nước ngay sau khi thả vào chuồng úm.
Bắt đầu cho ăn sau khoảng 2 giờ đưa gà vào úm. Rải bắp hạt đã xay nhuyễn lên bề mặt của khay ăn hay giấy lót chuồng. Hôm sau cho gà ăn cám hỗn hợp, từ ngày tuổi thứ 4 mới cho ăn bằng máng.
Sử dụng 100% thức ăn công nghiệp cho gà ăn tự do từ 1 ngày tuổi đến khi xuất bán (5 tuần tuổi). Bật đèn vào ban đêm để kích thích gà ăn nhiều.
Phòng bệnh
Tiêm phòng vắc-xin: từ 3-5 ngày tuổi tiêm phòng dịch tả + IB 1 liều/con, nhỏ vào mắt; 7-10 ngày tuổi phòng bệnh Gumboro 1 liều/con, nhỏ vào mắt; 10-12 ngày phòng bệnh trái gà 1 liều/con, tiêm xuyên màng cánh; 14-18 ngày phòng bệnh Gumboro 1 liều/con, nhỏ mắt hoặc uống; 21 ngày phòng dịch tả + IB 1 liều/con, nhỏ mắt. Cho uống nước có pha Polyvitamine, vitamin C hoặc chất điện giải khi tiêm phòng vắc-xin.
Phòng bệnh cầu trùng bằng một trong các loại thuốc sau: Anticoc, Avicoc hay ESB với liều 1g/lít vào các thời điểm 10-13 ngày và 18-20 ngày tuổi. Có thể trộn thuốc trong thức ăn. Khi thời tiết thay đổi hay di chuyển gà, cần bổ sung kháng sinh và vitamin trong thức ăn hoặc nước uống 3-5 ngày. Thường xuyên theo dõi tình trạng đàn gà để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời. Ngưng dùng thuốc kháng sinh trước khi xuất bán 1 tuần.
Related news
Chăn nuôi gà an theo hướng toàn sinh học (ATSH) nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường do đó công tác tiêu độc vệ sinh sát trùng phải được thực hiện thường xuyên. Trước khi nuôi phải xông xịt sát trùng chuồng trại theo quy định. Trong suốt quá trình nuôi mỗi tuần xịt toàn bộ chuồng trại và khu vực xung quanh (trừ máng ăn, máng uống) 1 lần. Xịt từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 10 bằng dung dịch Biocide 2% với 0,5 lít/m2 chuồng trại lúc trời nắng.
Hiện nay, bà con nông dân ở một số nơi sử dụng chế phẩm sinh học Balasa N01 để xử lý mùi hôi của chất độn chuồng trong chăn nuôi gà và mang lại hiệu quả cao.
Ông Đào Đức Thi, xóm Cao Nền, thôn Đông Tảo Nam, xã Đông Tảo (Khoái Châu, Hưng Yên) phục tráng thành công giống gà Đông Tảo cổ truyền của địa phương. Gà của gia đình ông từng được Nhật Hoàng Akishimo cùng các nhà khoa học Việt Nam đến thăm, kiểm chứng.
Nông dân đang đối mặt với "bão giá" thức ăn, trong khi giá bán thịt, trứng giảm mạnh ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất, kinh tế của người chăn nuôi. Ðể tháo gỡ khó khăn của ngành chăn nuôi gà, việc cắt giảm chi phí thức ăn trong khi vẫn đảm bảo cho gà phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất cao, chất lượng thịt tốt là vấn đề quan tâm hàng đầu của người chăn nuôi cũng như các nhà sản xuất thức ăn.
Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà do vi khuẩn gây nên, có thể điều trị bằng kháng sinh. Gà các giống, các lứa tuổi đều bị mắc bệnh. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt nặng vào mùa mưa rét hoặc nóng ẩm đầu năm và thường xuyên tái phát khi sức khỏe gà giảm sút do thay đổi thời tiết hoặc chăm sóc, nuôi dưỡng kém.