Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật nuôi cá vược thương phẩm

Kỹ thuật nuôi cá vược thương phẩm
Publish date: Tuesday. March 31st, 2015

Hiện nay, đối tượng nuôi đặc sản nước ngọt chưa đa dạng, việc đưa cá vược vào nuôi trong ao nước ngọt sẽ góp phần chuyển đổi, đa dạng đối tượng nuôi thuỷ sản và tăng hiệu quả kinh tế.

 Cá vược là loài cá dữ, phân đàn, thường ăn thịt lẫn nhau. Do vậy, để hạn chế tỷ lệ hao hụt, nuôi cá vược nên chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn ương cá giống và giai đoạn nuôi cá thịt.

I. Giai đoạn ương cá giống

1. Bố trí ao ương

- Ao có kích thước từ 500 -1.000m2.

- Mức nước trong ao từ 1,2-1,5m.

- Cửa cống có lưới chắn với kích thước mắt lưới là 1mm để ngăn sự xâm nhập của địch hại và sinh vật cạnh tranh thức ăn, đồng thời hạn chế cá giống thoát ra ngoài.

2. Chuẩn bị ao ương

- Tháo cạn ao nuôi, nạo vét bùn đáy, diệt cá tạp.

- Bón vôi nung: 30-50 kg/1.000m2. Phơi đáy ao từ 3 - 5 ngày.

3. Cách thuần dưỡng cá

Mặc dù cá vược có thể nuôi trong ao nước ngọt, lợ hoặc mặn, nhưng cá con cần phải thuần hoá dần với nồng độ muối nơi cung cấp giống gần tương ứng với nồng độ muối trong ao ương để giảm tỷ lệ hao hụt.

4. Thao tác thả cá giống

Việc thả cá giống được tiến hành vào buổi sáng (6-8 giờ) hoặc chiều tối (17-18 giờ). Trước khi thả giống cần ngâm bao cá giống trong môi trường nước ao khoảng 5 - 10 phút. Sau đó mở miệng bao để cho cá từ từ bơi ra. Cỡ cá thả từ 2 - 3 cm, mật độ từ 20 - 50 con/m2.

5. Thức ăn và cách cho cá ăn

- Cá tạp xay nhuyễn hoặc băm nhỏ (cỡ mồi 4 - 6mm).

- Tuần thứ nhất: Cho cá ăn với tỷ lệ 100% khối lượng thân và cho ăn 2 lần/ngày (8 giờ và 17 giờ).

- Tuần thứ hai: Cho cá ăn với tỷ lệ 60% khối lượng thân.

- Tuần thứ ba: Cho cá ăn với tỷ lệ 40% khối lượng thân.

- Thời gian và vị trí cho cá ăn cần cố định. Cá vược bắt mồi chủ động và không ăn thức ăn chìm ở đáy ao, nên cho cá ăn từ từ. Khi ăn no cá phân tán thì ngừng cấp thức ăn. Trong vài ngày đầu sau khi thả cá nên cho cá ăn 5 - 6 lần/ngày đến khi cá thích nghi hoàn toàn thì có thể giảm số lần cho ăn còn 2 lần/ngày.

- Sau 2 - 3 tuần, cá giống đạt cỡ 8 - 10cm thì chuyển sang ao nuôi cá thịt.

II. Giai đoạn nuôi cá thịt

1. Chuẩn bị ao nuôi

Gồm các bước như chuẩn bị ao ương.

2. Thả cá giống

- Mật độ thả cá: 2-3 con/m2.

- Cỡ cá giống: 8-10 cm.

- Công thức thả ghép 1: cá vược 23%, rô phi 38%, mè 19%, trôi 15%, chép 5%. Thả cá vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều mát.

Cá vược được thả trước từ 7-15 ngày sau đó mới thả các loại cá khác. Mục đích là cho cá vược quen ăn mồi chết.

Cá rô phi 20-30 con/kg, trôi 10-15 con/kg, mè 8-10 con/kg, chép 8-10con/kg.

- Công thức thả ghép 2: thả 100-200 kg cá rô phi ta (80-50g/con)/30.000-50.000m2. Sau 25-30 ngày mới thả cá vược giống cỡ 8-12 cm với mật độ 2 con/m2. Mục đích, cá rô phi sinh sản nhanh làm mồi cho cá vược, giảm thiểu lượng thức ăn bổ sung.

3. Thức ăn và cách cho cá ăn

- 2 tháng đầu: Cho cá ăn từ 10-15% khối lượng thân, 2 lần/ngày.

- Các tháng sau: Cho cá ăn từ 5-7% khối lượng thân, 1 lần/ngày.

- Khi cá đạt cỡ 1-1,2 kg/con cho ăn từ 3-5% khối lượng thân.

- Thức ăn được cắt nhỏ hoặc để nguyên con khi cá lớn.

Tags: nuoi ca, ca chem, nuoi ca chem, ky thuat nuoi ca chem, ki thuat nuoi ca chem, cach nuoi ca chem


Related news