Kỹ Thuật Nuôi Cá Chẽm Công Nghiệp
Hiện nay, phong trào nuôi cá chẽm ở ĐBSCL đang phát triển mạnh. Để hiểu hơn về kỹ thuật nuôi, Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Bạc Liêu giới thiệu đến bà con “Kỹ thuật nuôi cá chẽm bán thâm canh
Cũng như các giống thủy sản khác, về “kỹ thuật nuôi cá chẽm bán thâm canh ” cần phải chú ý đến các yếu tố về ao nuôi, giống và cách thức chăm sóc, quản lý.
Điều kiện ao nuôi:
Diện tích ao nuôi từ 3.000m2 - 4.000m2, độ sâu tối thiểu 1,2m, bờ ao chắc chắn, không rò rỉ. Các khâu từ cải tạo, xử lý nước trước khi thả giống cũng tương tự như nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp. Nên chọn ao nuôi gần nguồn nước sạch để khi cá lớn chúng ta dễ dàng thay nước.
Chọn giống nuôi
Đây là khâu hết sức quan trọng mà người nuôi cần chú ý, vì nó quyết định tới năng suất, hiệu quả của vụ nuôi. Giống mua phải tìm hiểu kỹ nguồn gốc, xuất xứ, màu sắc tươi sáng, không dị hình dị tật, kích cỡ tối thiểu phải đạt từ 7 - 10 cm, không mua giống tại các cơ sở dùng các dụng cụ đánh bắt thô, ráp, sẽ làm cho cá mất nhớt, rụng vảy, đứt vây.
Mật độ cá thả: từ 1 - 2 con/m2, nếu có thể thì thả ghép thêm cá khác để tận dụng thức ăn dư thừa, vừa làm sạch môi trường, tạo thêm thức ăn tự nhiên cho cá chẽm. Đối tượng nuôi ghép thường là cá rô phi, cá đối, cá kèo… mật độ không quá 1 con/m2.
Chăm sóc quản lý
Nguồn thức ăn từ các loại cá tạp là tốt nhất, vừa giảm chi phí, vừa tận dụng tối đa nguồn lợi từ tự nhiên, đảm bảo độ đạm tối thiểu. Khẩu phần ăn/ngày ở tháng nuôi đầu là 10 % so với trọng lượng thân, các tháng nuôi sau trung bình 5%, một ngày chỉ cho ăn một lần vào buổi chiều mát. Việc sử dụng thức ăn tươi sống tuy có nhiều thuận lợi song môi trường ao nuôi dễ bị ô nhiễm. Vì vậy, trong quá trình nuôi cần chú ý thường xuyên quan sát hoạt động của cá, màu nước ao nuôi để kịp thời xử lý (thay nước hoặc sử dụng vi sinh để làm sạch môi trường). Nếu sử dụng thức ăn công nghiệp, thì hệ số thức ăn công nghiệp giới hạn trong mức 1,5 - 2 kg/1kg cá thương phẩm, loại thức ăn chuyên dùng có dạng viên, nổi, độ đạm tối thiểu 18%, có thể định kỳ phối trộn các vitamin, khoáng vào thức ăn, nhằm giúp cá tăng cường sức đề kháng. Do là loài cá dữ, ăn tạp, khi nuôi trong điều kiện không đủ thức ăn, cá chẽm sẽ ăn thịt lẫn nhau.
Chế độ thay nước: khoảng 2 tháng đầu thường ít thay nước, từ tháng thứ 3 đến khi thu hoạch thì mỗi ngày chúng ta thay nước 1 lần, lượng nước thay là 50% lượng nước trong ao.
Chế độ quạt nước: Thông thường ao nuôi từ 3.000 m2 ta nên bố trí một dàn quạt từ 7 đến 10 cánh. Một ngày cho chạy 1 lần vào lúc 5 đến 7 giờ sáng nhằm cung cấp thêm oxy cho ao nuôi, tránh hiện tượng cá nổi đầu vào buổi sáng.
Một số bệnh thường gặp
Nguồn gây bệnh cho cá nuôi chủ yếu là do các dòng virus, vi khuẩn, nấm, làm cho thân thể cá thay đổi màu sắc khác thường, kém ăn, chậm lớn. Cá bơi một cách không bình thường như: bơi ngửa bụng, xoắn ốc, xuất huyết thân, cần có biện pháp xử lý kịp thời để tránh tình trạng hao hụt, phân đàn, chậm lớn, kéo dài thời gian nuôi.
Related news
Một thí nghiệm để nghiên cứu ảnh hưởng của việc thay thế bột cá (FM) bằng bột gluten ngô (CGM) trong thức ăn của cá chẽm (Lates calcarifer)
Dự đoán sự bùng phát ký sinh trùng trong các trang trại cá bằng cách phân tích mẫu DNA môi trường. Phương pháp định lượng môi trường DNA từ mầm bệnh cung cấp
Khoa Quản lý thú y thủy sản (AAHM) thuộc Cao đẳng Thủy sản, Mangaluru, bang Karnataka vừa phát hiện dịch bệnh mới do virus gây ra trên cá chẽm châu Á
Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng bổ sung chế độ ăn cho cá chẽm nuôi châu Âu bằng Gracilaria sp. chiết xuất nước (GRA) có thể bảo vệ cá khỏi những thách thức
Cá chẽm là loại cá thường sống ở vùng ven biển và ở khu vực cửa sông, nơi có sự giao thoa nước mặn và ngọt.