Kỹ thuật nuôi bò sinh sản và bê lai
1. Cách chọn giống bò cái sinh sản
Ngoại hình:
Dáng phải nhanh nhẹn, da mỏng, lông thưa, thuần tính, hiền lành, thân hình có sự hài hòa giữa các phần đầu và cổ, thân và vai.
Đầu thanh nhẹ, mõm rộng, mũi to, hàm răng phải đều đặn, trắng bóng, cổ dài vừa phải và thanh, da cổ có nhiều nếp nhăn.
Phần ngực sâu, rộng. Xương sườn mở rộng, cong về phía sau, bụng to nhưng không bị sệ, bốn chân bò thẳng và mảnh, móng khít, mông nở, lưng ít dốc.
Bầu vú phát triển đều về phía sau, 4 núm vú đều, dài vừa phải, không có vú kẹ, da vú mỏng, tĩnh mạch ở vú nổi rõ, phân thành nhánh ngoằn nghoèo.
Chọn bò cái sinh sản:
Giống bò tốt phải có khả năng đẻ sớm và khoảng cách giữa 2 lứa để ngắn.
Bò động dục vào lần đầu tiên khoảng từ 18 – 21 tháng tuổi, thời gian từ 27 – 30 tháng tuổi đã có thể đẻ lứa đầu.
Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ngắn, thời gian từ 12 – 14 tháng đẻ 1 con bê con.
2. Phối giống cho bò
Phát hiện động dục và phối giống
Để bò cái khi phối giống khả năng thụ tinh cao, phát kịp đúng lúc kịp thời bò cái động dục.
Thông thường bò cái động dục thường có biểu hiện: bò kêu rống, đi lại dáng bồn chồn, phá chuồng, kém ăn hoặc bỏ ăn, hưng phấn cao độ, thích nhảy lên lưng con khác sau đó đứng yên để con khác nhảy lên, âm hộ hơi mở, có màu đỏ hồng, niêm dịch từ âm hộ chảy ra như nhựa chuối.
Phối giống cho bò gồm có 2 phương pháp
Thụ tinh nhân tạo: Có thể dùng tinh cọng rạ đông lạnh và dụng cụ để dẫn tinh viên phối giống nhân tạo vào bò cái. Kết quả của thụ tinh nhân tạo là bê lai đẻ ra do thụ tinh nhân tạo sẽ đẹp và to hơn so với cách thức thông thường là sử dụng bò đực cho phối giống trực tiếp.
Dùng bò đực các giống Zebu giống thuần hoặc lai cho nhảy trực tiếp: ở những vùng sâu, vùng xa hầu như chưa có điều kiện để phối giống nhân tạo.
Để phối giống hiệu quả nhất nên lựa chọn bò đực giống lai F2 có ¾ máu của 1 trong số những giống bò Red Sindhi, Sahiwal, Brahman.
Chăm sóc, nuôi dưỡng bò đẻ và bê
Chăm sóc bò chửa: Thời gian này bò cần được ăn uống đầy đủ, mỗi ngày nên ăn khoảng 30 – 35 kg cỏ tươi, 2 kg rơm ủ, 1kg thức ăn tinh ( như ngô, cám…), 25 – 30 gr bột xương. Không bắt bò làm những công việc nặng như: cày bừa, kéo xe,… Tránh việc xua đuổi mạnh đối với bò đang mang chửa tháng thứ 3, tháng thứ 7, tháng thứ 8 và thứ 9.
Đỡ đẻ cho bò: Với những trường hợp bò đẻ bình thường ( thai thuận ) thì bà con không cần can thiệp hoặc chỉ cần hỗ trợ cho bò cái bằng cách dùng tay kéo nhẹ thai ra. Cắt dây rốn dài khoảng 10 – 12 cm ( không cần buộc dây rốn ) và sát trùng bằng loại cồn lốt 5%.
Vệ sinh sạch sẽ cho bò và bê như lau rớt rãi trong mũi mồm bê, tự để bò tự liếm bê con. Nên bóc móng để bê con đỡ bị trơn trượt khi mới bắt đầu tập đi.
Vệ sinh sạch phần thần sau và bầu vú của bò mẹ, bổ sung thêm nước uống có pha thêm ít muối cho bò, có thể cho ăn thêm cám và nước ấm. Đối với những trường hợp bò khó để cần phải gọi cán bộ thú y để được hỗ trợ và can thiệp kịp thời.
3. Chăm sóc, nuôi dưỡng bò đẻ và bê con
Đối với bò mẹ:
Thời gian đầu khoảng 15 – 20 ngày đầu sau khi bò để cần cho bò ăn cháo ( 1 – 1,5 kg thức ăn tinh/con/ngày ) và khoảng 25 – 30 gr muối ăn, 30 – 40 gr bột xương và phải có đủ cỏ non xanh ăn tại chuồng.
Vào những ngày tiếp theo, trong suốt khoảng thời gian nuôi con, một ngày cần phải cung cấp cho bò mẹ ăn khoảng 30kg cỏ tươi, 2 – 3kg rơm ủ, 1 – 2kg cám hoặc có thể dùng thức ăn hỗn hợp để bò mẹ hồi phục sức khỏe, nhanh động dục lần tiếp theo để phối giống.
Đối với bê con:
Thời gian 30 ngày tuổi đầu bê được nuôi tại nhà, cạnh bò mẹ. Lưu ý luôn giữ ấm cho bê, tránh gió lùa vào chuồng, chỗ bê con nằm phải sạch sẽ và khô ráo.
Trên 1 tháng tuổi: bê được chăn thả theo bò mẹ ở những bãi cỏ gần chuồng, tập thói quen cho bê ăn thức ăn tinh.
Từ 3 – 6 tháng tuổi: mỗi ngày cho ăn khoảng 5 – 10kg cỏ tươi và 0,2kg thức ăn tinh hỗn hợp. Tập cho bê ăn cỏ khô, nên để bê cai sữa vào khoảng 6 tháng tuổi.
Từ 6 – 24 tháng tuổi, thực hiện chăn thả là chính, mỗi ngày cho bê ăn thêm khoảng 10 – 20kg cỏ tươi, ngọn mía, cây ngô non. Vào thời điểm thiếu cỏ có thể cho ăn thêm 2 – 4kg cỏ khô một ngày.
Kỹ thuật ủ rơm với urê
Đặc điểm chính của bộ máy tiêu hóa của trâu, bò, dê có khả năng chuyển hóa đạm vô cơ của urê thành nguồn đạm cho cơ thể, vì vậy nên áp dụng phương pháp ủ rơm với urê để cung cấp đầy đủ nguồn đạm cho cơ thể bò.
Cách ủ: Cho urê, muối, vôi bột hòa tan trong nước rồi sử dụng bình phun tưới đều lên rơm khô theo từng lớp, sau đó ủ rơm trong bao ni-lông hoặc bể gạch, lưu ý phải đậy kín.
Sau thời gian 7 ngày là có thể lấy ra cho bò ăn dần. Thông thường tỷ lệ chuẩn là urê 4kg cho 100kg rơm khô.
4. Phòng bệnh ký sinh trùng cho bò, dê
Ký sinh trùng ngoài da (ve, ruồi, muỗi, ghẻ,…)
Dùng 1,25 g Neguvôn + 0,03 lít dầu ăn + 0,5 thìa xà phòng bột cho vào 1 lít nước rồi lắc cho thuốc tan đều. Lấy giẻ sạch tẩm dung dịch thuốc đã pha sát lên toàn thân trâu bò.
Giun sán
Thuốc Lêvavét để tẩy giun tròn. Cứ 1 gói 5gr dùng cho 13-20kg trọng lượng hơi của bò, bê.
Thuốc viên Fasinex 900 để tẩy sán lá gan. 1 viên cho 80-100 kg trọng lượng hơi của bò, bê, nhét trực tiếp vào miệng cho bò nuốt.
Related news
Hướng dẫn kĩ thuật chăn nuôi bò hiệu quả, đem lại lợi nhuận kinh tế cao.
Có thể chia làm một số loại thức ăn như sau: thức ăn tinh, thức ăn thô, thức ăn phụ phẩm và thức ăn bổ sung.
Hiện nay thời tiết đang diễn biến phức tạp, mưa, nắng, nóng rất thất thường trên đàn trâu, bò thịt, bò sữa nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao, trong đó có bệnh tụ huyết trùng trâu bò.