Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Kỹ thuật làm chuồng nuôi lợn rừng ( mô hình bán hoang dã)

Kỹ thuật làm chuồng nuôi lợn rừng ( mô hình bán hoang dã)
Author: NCN
Publish date: Saturday. December 26th, 2015

* Chuồng cho ăn và chủng ngừa Vacxin

+ Lưới B40 loại 3,5-4ly: bạn có thể tham khảo tại các cửa hảng sắt.

Diện tích chuồng kích thước 10m x 15m,

+ Gạch xây cao hơn mặt đất từ 20-30cm tùy điều kiện (để bảo vệ lưới được lâu, tránh mục, bị đào bới bởi heo rùng…);

+ Trong khuôn viên 10m x 15m xây 3 – 4 ô nhỏ diện tích từ 3-5m2 để heo mẹ khi đẻ ở nuôi con trong vòng 2 tháng: xây cao 1,2m và lợp bằng rơm, lá cọ…).

Nên trồng cây bóng mát trong từng chuồng;

+ Máng cho heo ăn: có thể xây bằng xi măng, vỏ lốp ô tô cũ…

Gồm 2 máng : máng ăn và máng nước.

* Chuồng nghỉ tránh mưa nắng (trong khu viên) Kích thước 2,5 x 2,5m không xây vách, mái lợp.

* Hồ tắm- Kích thước 1,5 x 1,5m;- Đào sâu âm xuống đất 0,5m có thể xây gạch xung quanh, không cần láng đáy.

* Hang- Kích thước 1 x 1,5m- Xây bao xung quanh, chừa 1 cửa rộng 0,6m, mái lợp;

Tùy theo diện tích trang trại bà con có thể làm chuồng lớn hơn hoặc nhỏ hơn.

- Mỗi chuồng 200m2 có thể nuôi 10 heo nái đẻ;

- Mỗi chuồng 200m2 có thể nuôi 40-50 con heo tách sữa mẹ ( sau khi đẻ 3 tháng tuổi);

► CHÚ Ý: Không nên tận dụng các khu đất đã nuôi lợn nhà hoặc các địa điểm gần khu nuôi lợn nhà để xây dựng chuồng trại nuôi lợn rừng.

Mầm bệnh tồn đọng của lợn nhà có thể lây sang lợn rừng.

Vì vậy, ta nên bố trí ở một địa điểm mới, cách ly với những chuồng trại có sẵn.

Mặt khác, khu nuôi lợn rừng càng vắng vẻ, càng yên tĩnh càng tốt.

Lợn rừng rất thính tai.

Chúng rất hoảng sợ khi có tiếng động gần nó.

Sự hoảng hốt là bản năng của những loài động vật phải sống gần kẻ thù trong điều kiện tự nhiên.

Vì vậy, ta nên tránh làm cho chúng bị hoảng loạn và luôn phải ở tư thế tìm cách chạy trốn.

Chỗ nuôi càng im ắng càng tốt.

Nên bố trí nó ở xa khu vực dân cư và xa cả đường quốc lộ nữa.

Nơi nuôi lợn rừng cũng cần được chiếu sáng đầy đủ.

Không nên nuôi trong các chuồng được che đậy kín đáo như kiểu nuôi lợn nhà.

Nó cần nơi nào vừa được râm mát, vừa được chiếu sáng mặt trời.

Như vậy, khu nuôi chúng phải có chỗ được che (hoặc có tán cây che phủ) và có chỗ được chiếu sáng tự nhiên để chúng sưởi nắng.

Vì vậy, ta nên bố trí chiều dài của chuồng theo hướng Đông – Tây.

Ta cần dự trù diện tích khu nuôi để khi muốn mở rộng ta không phải di chuyển đi chỗ khác.

Do đó, ngay ở khu nuôi phải có đất dự phòng.

Đàn lợn sinh sôi rất nhanh, cần phải mở rộng dần khu nuôi.

Mặt khác cần nắm vững các tập tính của lợn rừng đẻ kiến tạo khu nuôi cho phù hợp.

 


Related news

Kỹ Thuật Nuôi Heo Nái, Heo Con Và Heo Thịt Kỹ Thuật Nuôi Heo Nái, Heo Con Và Heo Thịt

Chọn địa điểm cao ráo sạch sẽ, thoáng mát, có rèm che lúc mưa gió. Nên xây dựng chiều dài chuồng theo hướng Đông - Tây để tránh bức xạ mặt trời

Friday. December 31st, 2010
Kỹ Thuật Chăn Nuôi Heo Sau Cai Sữa Và Heo Thịt Kỹ Thuật Chăn Nuôi Heo Sau Cai Sữa Và Heo Thịt

Heo con sau cai sữa (từ 28 - 60 ngày) cần sự chăm sóc hết sức đặc biệt của người chăn nuôi vì đây là giai đoạn heo con phải tách rời khỏi mẹ và sống độc lập.

Sunday. January 1st, 2012
Kỹ Thuật Làm Chuồng Heo Trong Mô Hình Nuôi Heo Không Tắm Kỹ Thuật Làm Chuồng Heo Trong Mô Hình Nuôi Heo Không Tắm

Chăn nuôi heo tại Bến Tre đang phát triển rộng khắp ở nhiều nơi trong tỉnh và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con nông dân. Mặc dù việc thu gom và xử lý chất thải trong chăn nuôi vẫn được người chăn nuôi thực hiện triệt để, đồng bộ bằng biện pháp xây dựng hầm ủ Biogas. Điều này góp phần cho ngành chăn nuôi mang tính bền vững hơn. Tuy nhiên, một số nơi bà con nhận thấy vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại như bệnh tật phát sinh, chi phí đầu tư cao trong thiết kế xây dựng hầm Biogas, điện, nước, công chăm sóc ...

Friday. March 29th, 2013