Kỹ Thuật Dùng Tảo, Sò Huyết Xử Lý Nước Thải Ao Nuôi Tôm
ThS Dương Thị Thành và nhóm cộng sự ở Khoa Môi trường Trường ĐH Bách khoa TPHCM, đã nghiên cứu thành công việc ứng dụng sò huyết và tảo để xử lý nước thải ao nuôi tôm.
ThS Dương Thị Thành cho biết đã sử dụng loại tảo Tetraselmis sp. vì trong quá trình quang hợp, tảo này có tác dụng làm giảm các chất ô nhiễm trong ao nuôi tôm (nguồn thức ăn cho tôm còn dư, nguồn bài tiết của tôm…). Tảo Tetraselmis sp. cũng là nguồn thức ăn của các loài nhuyễn thể (vẹm xanh, ngao, nghêu, sò huyết…). Trong các loài nhuyễn thể, sò huyết khi nuôi trong ao sẽ có tác dụng như một nhà máy lọc sinh học, do sò huyết có khả năng lọc nước trong ao, giữ lại các cặn bã hữu cơ, tảo, động vật phù du… Vì vậy, kết hợp tảo và sò huyết để xử lý nước thải ao nuôi tôm là một giải pháp đặc biệt thân thiện với môi trường.
Theo ThS Dương Thị Thành, bước đầu giải pháp này đã được ứng dụng thử nghiệm thành công tại một số hộ nuôi tôm ở xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ - TPHCM.
Related news
Nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở Quảng Nam trong nhiều năm qua đã khai thác được tiềm năng, lợi thế vốn có của địa phương. Tuy nhiên, do người dân chủ yếu thả nuôi tự phát, chưa được quy hoạch, thiếu kiểm soát quá trình thả nuôi nên đã gây ra nhiều hệ lụy.
Trong nuôi trồng thủy sản, các thông số môi trường đóng vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển của các loài thuỷ sản và sực thành bại của vụ nuôi. Nói cách khác, thông số môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ sống, sinh trưởng, dinh dưỡng của vật nuôi.
Mặc dù dịch bệnh trên tôm lan rộng và gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi nhưng nhiều mô hình cũng có những cách làm hay, phương pháp tốt nên vẫn thu hoạch tốt. Hai mô hình Con Tôm giới thiệu dưới đây là ví dụ.
Tốc độ tăng trưởng kém, bệnh tật, tỉ lệ chết xảy ra ở các ao nuôi tôm ngay cả khi mọi biến số quan trọng của chất lượng nước được đo trong cột nước ở trong mức chấp nhận được, tình trạng đáy ao xấu được cho là hạn chế nghiêm trọng đến năng suất nuôi của ao nuôi bán thâm canh và thâm canh.
Cách phổ biến để gia tăng năng suất tự nhiên của ao nuôi thủy sản là gia tăng độ phì diêu của ao bằng phân bón vô cơ và hữu cơ. Đối với các loài tôm cá ăn đáy thì động vật đáy đóng góp quan trọng trong thức ăn của chúng và ví thế bón phân cho đất thay vì cho nước là càng hiệu quả.