Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Kỹ thuật dùng tảo, sò huyết xử lý nước thải ao nuôi tôm

Kỹ thuật dùng tảo, sò huyết xử lý nước thải ao nuôi tôm
Publish date: Friday. December 12th, 2014

 

Ths Dương Thị Thành và nhóm cộng sự ở Khoa Môi trường Trường ĐH Bách khoa TPHCM, đã nghiên cứu thành công việc ứng dụng sò huyết và tảo để xử lý nước thải ao nuôi tôm.

Ths Dương Thị Thành cho biết đã sử dụng loại tảo Tetraselmis sp. vì trong quá trình quang hợp, tảo này có tác dụng làm giảm các chất ô nhiễm trong ao nuôi tôm (nguồn thức ăn cho tôm còn dư, nguồn bài tiết của tôm…).

Tảo Tetraselmis sp. cũng là nguồn thức ăn của các loài nhuyễn thể (vẹm xanh, ngao, nghêu, sò huyết…).

Trong các loài nhuyễn thể, sò huyết khi nuôi trong ao sẽ có tác dụng như một nhà máy lọc sinh học, do sò huyết có khả năng lọc nước trong ao, giữ lại các cặn bã hữu cơ, tảo, động vật phù du… Vì vậy, kết hợp tảo và sò huyết để xử lý nước thải ao nuôi tôm là một giải pháp đặc biệt thân thiện với môi trường.

Theo Ths Dương Thị Thành, bước đầu giải pháp này đã được ứng dụng thử nghiệm thành công tại một số hộ nuôi tôm ở xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ - TPHCM.

Tags: Sò huyết, nuôi sò huyết trong ao tôm, nuôi tôm

Nuôi sò huyết trong ao tôm
Sò huyết giúp quá trình cải thiện nguồn nước ao nuôi thủy sản - Ảnh minh họa

Related news

Cá rô phi trong ao lắng giúp giảm dịch bệnh tôm Cá rô phi trong ao lắng giúp giảm dịch bệnh tôm

Môi trường ô nhiễm khiến dịch bệnh trên tôm nuôi hoành hành khắp nơi. Mô hình nuôi cá rô phi trong ao lắng của hệ thống nuôi tôm ở một số địa phương giúp cải thiện tốt môi trường nuôi, giảm dịch bệnh.

Wednesday. August 12th, 2015
Tăng năng suất lươn nuôi bằng giải pháp phòng bệnh hiệu quả Tăng năng suất lươn nuôi bằng giải pháp phòng bệnh hiệu quả

Tuy lươn là đối tượng dễ nuôi, nhưng hầu hết giống đều đánh bắt từ thiên nhiên chưa được thuần hoá, do vậy khi nuôi lươn bà con nông dân cần áp dụng các giải pháp phòng bệnh ngay từ khi thả giống.

Tuesday. August 11th, 2015
Phòng bệnh đốm trắng hiệu quả từ Diệp Hạ Châu Phòng bệnh đốm trắng hiệu quả từ Diệp Hạ Châu

Diệp hạ châu (tên khoa học Phyllanthus amarus) còn có tên gọi thông dụng là Cây chó đẻ. Cây này là loài thực vật mọc hoang, rất dễ tìm thấy ở khắp nước ta và nhiều vùng nhiệt đới trên thế giới.

Tuesday. August 11th, 2015
Bệnh đốm trắng ở tôm nuôi Bệnh đốm trắng ở tôm nuôi

Bệnh đốm trắng do virus (White Spot Syndrome Virus – WSSV) là một trong các bệnh gây nên hiện tượng tôm nuôi chết hàng loạt trong các vùng nuôi tôm tại các địa phương ven biển ở nước ta từ nhiều năm qua.

Tuesday. August 11th, 2015
Hạn chế bệnh trên tôm nước lợ Hạn chế bệnh trên tôm nước lợ

Tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 5.350ha diện tích nuôi tôm nước lợ, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ và tôm sú. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, bệnh trên tôm diễn biến ngày càng phức tạp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi tôm trong tỉnh.

Tuesday. August 11th, 2015