Home / Cây ăn trái / Nhãn

Kỹ Thuật Cho Nhãn Sai Quả

Kỹ Thuật Cho Nhãn Sai Quả
Publish date: Saturday. December 24th, 2011

Thông thường cây nhãn năm nay cho thu hoạch nhiều quả thì năm sau sẽ ít. Muốn cho cây nhãn sai quả mỗi năm, nên áp dụng cách làm như sau: Ngay khi thu hoạch quả xong cần tỉa bỏ các cành khô, cành bị sâu bệnh, cành nằm trong tán lá và cành vượt.

Cắt phần ngọn đầu tán lá để tạo tán tròn đều, kích thích cho các mầm đầu cành mọc cùng lúc. Bón phân khoáng sớm với tỷ lệ đạm và lân cao hoặc loại phân NPK có hàm lượng đạm và lân cao, bổ sung thêm phân chuồng và phân xanh với lượng 30-50 kg/cây, tưới nước đủ ẩm để cây phục hồi và phát triển bộ rễ, lá. Lượng bón trung bình cho 1 cây: 0,3-0,5kg urê + 1-2kg lân supe + 0,1-0,2kg kali clorua + 30-50kg phân chuồng. Cách bón: lấy gốc cây làm tâm, đào 4 hố theo 4 hướng cách đều nhau, mỗi hố dài 0,6-1m, rộng 20-30cm, sâu 20-25cm ở vị trí hình chiếu tán cây, cho phân chuồng hoặc phân xanh xuống dưới, rải phân hóa học lên trên rồi lấp đất kín, lấp sâu 10-15cm.

Vụ hè thu và thu đông, thường sau khi bón phân 20-30 ngày cây nhãn sẽ ra lộc. Nhãn chính vụ thu quả trong tháng 8 thường có 3 đợt lộc: hè thu, lộc thu đông và lộc đông trong năm: để nhãn nhiều quả thì đợt lộc đông cuối cùng phải nhú trước ngày 30-11 với nhãn chính vụ và trước 20-12 với nhãn chín muộn. Trong giai đoạn này cần kiểm tra vườn, phát hiện nếu có phải xử lý sâu đục thân, cành và sâu ăn lá. Nếu cần, phun thuốc diệt sâu, nhện (Virtako 40WG; Regent 800WG) khi nhú các đợt lộc để bảo vệ bộ lá ở thời điểm lộc còn non. Không bón phân tưới nước cho nhãn từ tháng 10 đến cuối tháng 1 đối với nhãn chính vụ và tháng 11 đến giữa tháng 2 với nhãn chín muộn để hạn chế cây ra lộc đông muộn, lộc xuân sớm ngoài ý muốn.


Related news

Quản lý bệnh chổi rồng bằng thuốc sinh học Quản lý bệnh chổi rồng bằng thuốc sinh học

Bệnh chổi rồng trên nhãn là một dịch bệnh rất nguy hiểm ở ĐBSCL, đặc biệt trên giống nhãn tiêu da bò...Bệnh lây lan rất nhanh, làm giảm năng suất đáng kể

Thursday. December 6th, 2018
Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây nhãn Phần 3 Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây nhãn Phần 3

Bệnh hại chủ yếu trên lá, nhất là các lá già, lá thành thục. Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ ở giữa hoặc đầu lá màu nâu đen, về sau vết bệnh lớn lên có hình

Friday. December 7th, 2018
Phải làm gì với bệnh Phải làm gì với bệnh "chổi rồng" hại nhãn?

Bệnh xuất hiện trên các chồi lá non và chùm hoa. Biểu hiện của bệnh là chồi non mọc thành chùm với nhiều nhánh nhỏ, và ngắn. Lá non bị biến dạng, xoắn tít, teo

Monday. December 10th, 2018
Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây nhãn Phần 4 Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây nhãn Phần 4

Việc ra hoa đậu quả hằng năm của cây nhãn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, đặc biệt là sự sinh trưởng của cây nhãn và điều kiện thời tiết.

Tuesday. December 11th, 2018
Bệnh chổi rồng lây từ nhãn sang chôm chôm? Bệnh chổi rồng lây từ nhãn sang chôm chôm?

Nông dân nên tự hợp tác với nhau thành tổ để họp thường xuyên nhằm thông tin và phổ biến kiến thức và kinh nghiệm điều tra phát hiện, phòng trị và quản lý.

Friday. December 14th, 2018