Home / Rau củ quả / Khoai tây

Kỹ thuật bón NPK Văn Điển cho khoai tây

Kỹ thuật bón NPK Văn Điển cho khoai tây
Author: Xuân Thự - Lê Thuyết
Publish date: Thursday. November 1st, 2018

Là một trong những tình có truyền thống thâm canh cây khoai tây vụ đông, vụ đông năm 2018 tỉnh Thái Bình gieo trồng từ 4.000 – 4.500 ha khoai tây tập trung ở các huyện: Quỳnh Phụ, Thái Thuỵ, Hưng Hà, Vũ Thư… với 2 giống chủ lực là Solara và Marabel.

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển phù hợp bón cây khoai tây

Nhu cầu dinh dưỡng của cây khoai tây

Khoai tây tại Thái Bình trồng chủ yếu trên đất sau thu hoạch vụ lúa mùa, thời vụ bắt đầu trồng từ trung tuần tháng 10 đến đầu tháng 11, riêng khoai tây xuân thì thời vụ trồng từ đầu tháng 12 đến cuối tháng 12. Tất cả củ giống đều được chọn lọc và bảo quản qua kho lạnh kiểm định sâu bệnh trước khi trồng.

Khoai tây thuộc nhóm cây ưa lạnh, thời gian sinh trưởng ngắn, từ 85 - 90 ngày là cho thu hoạch, có giá trị kinh tế cao, khoai tây ưa trồng trên những chân đất thịt nhẹ pha cát, chủ động tưới tiêu nước, đất không chua pH 5,5 - 6,5 tầng canh tác dày, đất có độ mùn khá trên 2% tơi xốp thoáng khí.

Khoai tây từ khi nhú mầm khỏi mặt đất đến khi thu hoạch có 3 giai đoạn sinh trưởng phát triển: Giai đoạn cây con được tính từ mầm củ vượt khỏi mặt luống và cao 10 - 15cm. Thời kỳ này sử dụng dinh dưỡng chủ yếu từ củ giống và rễ non bắt đầu phát triển từ gốc mầm lấy dinh dưỡng rất ít từ phân bón.

Giai đoạn phát triển thân, cành, lá được tính từ sau trồng 20 - 25 ngày trở đi đến 45 - 50 ngày. Thời kỳ này cây khoai tây phát triển mạnh bộ rễ chủ yếu ăn ngang và ăn sâu để hấp thụ dinh dưỡng và lấy phân bón từ lớp đất sâu và chủ yếu là phân lót, lớp rễ ăn ngang thì được lấy dinh dưỡng qua phân thúc. Nếu bón đầy đủ phân bón cho cây khoai tây, bón thúc đợt 1 thì thân, cành, lá, phát triển nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích luỹ dinh dưỡng sau này vào củ.

Giai đoạn phát triển củ từ sau trồng 50 ngày trở đi đến thu hoạch thời kỳ này đồng thời với phát triển thân, cành và lá, cây còn tổng hợp dinh dưỡng để phát triển rễ củ. Các rễ tia củ thường ăn nông gần mặt đất cần thông thoáng không khí có độ ẩm rất vừa phải, bởi vậy việc bón phân thúc đợt 2 là cực kỳ quan trọng.

Bà con nông dân ở các địa phương trong tỉnh Thái Bình đã quen dùng phân bón đa yếu tố Văn Điển trong nhiều năm nay và cho kết quả tốt, sản lượng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển tại Thái Bình ngày một tăng. Cây sai củ, củ to, đều, vỏ đẹp, hạn chế sâu bệnh, chất lượng, hương vị, tinh bột củ được đánh giá cao, được người tiêu dùng và nhà máy thu mua chế biến rất ưa chuộng.

Bà con nông dân các vùng trồng khoai tây trong tỉnh hầu như chưa hiểu biết cặn kẽ về thổ nhưỡng, nhu cầu dinh dưỡng của cây, đặc biệt đặc điểm tính chất của các loại phân bón hoá học. Việc chăm bón cho cây khoai tây theo cảm tính thói quen như sử dụng nhiều phân đơn, đạm, lân, kali, hoặc dùng các loại phân NPK thông thường (duy nhất chỉ có 3 thành phần dinh dưỡng đó là đạm, lân và kali) mà thiếu và không có các thành phần dinh dưỡng khác như vôi, mage, lưu huỳnh, silic và vi lượng dẫn đến thân cây nhỏ, lá mỏng, nhiều ruộng có màu xanh đen, cây yếu, nhiễm nhiều sâu bệnh, đặc biệt bệnh héo xanh là ở cổ rễ và các sâu ăn lá làm giảm năng suất chất lượng củ.  

Phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây khoai tây

Nhằm khắc phục những hạn chế trong sử dụng phân bón cho cây khoai tây, Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển cho ra đời những dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cây khoai tây.

Tính khác biệt nhất của các dòng sản phẩm này của Văn Điển là: Cân đối đạm, lân, kali đồng thời trong mỗi hạt phân còn chứa đầy đủ chất vôi mage, silic, lưu huỳnh và bo, kẽm.

Xin được giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng các loại phân bón trên: Phân đa yếu tố NPK 10.7.3 + TE dùng để bón lót có thành phần dinh dưỡng: 10% N, 7% P2O5, 3% K2O, 5% CaO, 6% MgO, 10% SiO2, 3% S, 0,2% B, 0,1% Zn.

Cách sử dụng loại phân này: Sau khi làm đất, lên luống, nếu trồng 1 hàng thì mặt luống rộng 0,7 - 0,8m, nếu trồng 2 hàng thì mặt luống rộng 1,4m, sau đó đánh rạch hàng trồng, tiến hành bón lót phân chuồng hoai mục 5 - 6 tạ/ sào + 10 - 12kg/sào đa yếu tố NPK 10.7.3+ TE rải phân hữu cơ và phân NPK lên rạch luống rồi lấp một lớp đất mỏng phủ lên phân sau đó tiến hành đặt củ giống.

Tránh đặt củ giống trực tiếp vào phân, làm như vậy củ giống sẽ bị chết xót, sau khi đặt củ giống thì lấp một lớp đất mỏng từ 3 - 5cm, sau đó vét đất ở rãnh lên luống, khi trồng nếu đất quá khô thì phải tưới ẩm trước khi bón phân để cây lên nhanh.

Phân đa yếu tố NPK 13.3.10 + TE dùng bón thúc có thành phần dinh dưỡng: 13%N, 3%P2O5, 10% K2O, 5% CaO, 1%MgO, 8% SiO2, 3%S, 0,2% B, 0,1% Zn.

Cách sử dụng: Bón thúc đợt 1 khi cây khoai vượt khỏi mặt đất chừng 15 - 20cm, xới nhẹ làm cỏ bón 15 - 20kg/sào đa yếu tố NPK 13.3.10 + TE kết hợp vun luống phủ kín phân tuyệt đối không bón phân vào gốc, bón phân đợt này phối hợp với tưới nước lần 1 (nếu đất khô).

Bón thúc đợt 2 sau bón thúc đợt 1 khoảng 15 - 20 ngày lúc này cây khoai sau trồng được khoảng 40 - 45 ngày: Bón 10 - 15 kg/sào đa yếu tố NPK 13.3.10 + TE rải phân sau đó vét toàn bộ đất ở rãnh vun luống thật cao phủ kín phân, đợt bón này kết hợp với tưới nước lần 2.

Phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển trong mỗi hạt phân chứa đầy đủ 13 loại chất dinh dưỡng từ đạm, lân, kali, vôi, magie, silic, lưu huỳnh và các chất vi lượng.

Khoai tây được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng ngay từ thời kỳ đầu, cây khoẻ, nhiều thân, thân mập, mặt lá phủ lớp phấn trắng chống sâu bệnh, đặc biệt bệnh héo xanh, ngọn khoai nở, thời kỳ phình củ sớm, củ lớn nhanh, cỡ củ đồng đều, vỏ củ dày, ít bong tróc khi thu hoạch, đặc biệt thời gian từ 80 - 85 ngày thân lá rất bền dinh dưỡng tập trung vào củ nhanh, năng suất cao và chất lượng tốt.

Theo nghiên cứu khoa học để có được 25 tấn củ/ha cây lấy đi từ đất lượng dinh dưỡng như sau: 140kg N, 60kg P2O5, 110kg K2O, 60kg CaO, 9kg MgO, 15 kg SiO2, 4kg S, 0,2kg B, 0,4kg Zn, 0,1kg Mn. Thực trạng đất trồng khoai tây ở Thái Bình hiện nay hầu hết là đất chua pH < 0,4 rất cần phải bón vôi. Thiếu Mage, thiếu silic, lưu huỳnh, bo và kẽm trầm trọng.


Related news

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khoai tây (kỳ 1) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khoai tây (kỳ 1)

Cây khoai tây thích hợp với chân đất tơi xốp, đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa ven sông với thành phần cơ giới nhẹ thoát nước và giữ ẩm tốt, quy hoạch tập

Tuesday. June 19th, 2018
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khoai tây (Kỳ 2) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây khoai tây (Kỳ 2)

Tiếp sau đây là kỳ 2 với kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu hại, thu hoạch, bảo quản khoai tây.

Tuesday. June 19th, 2018
Giống khoai tây KT5 chất lượng cao Giống khoai tây KT5 chất lượng cao

Giống khoai tây KT5 do Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển cây có củ, Viện CLT - CTP, tuyển chọn từ tập đoàn các giống khoai tây của Đức

Tuesday. October 30th, 2018