Home / Tin tức / Tin nông nghiệp

Kỹ sư công nghệ thành công với nghề... trồng dược liệu

Kỹ sư công nghệ thành công với nghề... trồng dược liệu
Author: Gia Phú
Publish date: Wednesday. October 25th, 2017

Anh Định tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin. Cái duyên đưa anh đến với nghiệp nhà nông và nghề trồng cây dược liệu hết sức tình cờ.

Anh Định kiểm tra cây giống đinh lăng chuẩn bị giao cho khách hàng

Anh kể, từ cơ duyên đến với cây đinh lăng, hồi học đại học ở Nam Định, năm 2006 anh bị bệnh sốt cao, người bạn thấy vậy lấy sâm bố chính đưa cho uống, khoảng 2 tiếng sau bệnh suy giảm. Trong người anh có sức, dần khỏe lại, anh suy nghĩ, loại dược liệu này trồng có thể phát  triển nhiều để phục vụ trị bệnh cho bà con. 

Sau đó, anh đi săn lùng tìm giống mang về trồng thí nghiệm trước cổng nhà khoảng 200 chậu, thấy cây sinh sôi phát triển nên quyết định nhân rộng. Lúc đó hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà nghèo không có đất đai. Năm 2010, anh ra trường xin về huyện Hồng Ngự - Đồng Tháp dạy học môn tin học và cưới vợ tại đây. Do tính đam mê nghề dược liệu, nhưng thời gian không thuận tiện trồng nên anh xin nghỉ dạy về nhà chuyển sang trồng dược liệu. 

Ban đầu do không có đất, anh mạnh dạn mướn 3 công đất  từ tiền tích góp của hai vợ chồng, quyết định xuống giống trồng sâm bố chính thời gian đầu trồng thử 3 công, cây phát triển xanh tốt. Sau gần 1 năm, anh thu hoạch được 4,5 tấn, bán với giá 300.000 đồng/kg... Thấy hiệu quả nên cứ thế mở rộng và làm tiếp. 

Anh Định cho biết, thấy hiệu quả của cây sâm bố chính, tôi tiếp tục đầu tư mua đất lên 1,5 ha, phân nửa trồng đinh lăng, phân nửa trồng sâm bố chính, đồng thời cung cấp cây giống và bao tiêu sản phẩm cho nông dân ở các tỉnh, thành như: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Thuận, Vĩnh Long, An Giang với 60.000 cây giống mỗi tháng. 

Theo anh Định, cây đinh lăng rất dễ trồng, dễ chăm sóc, kinh phí đầu tư ban đầu ít vì bản thân lá, rễ của nó có vị đắng nên rất ít bị sâu, bệnh. Loại cây này có ưu điểm là bán được cả lá, thân, rễ (củ). Đặc biệt, thời gian trồng càng lâu, củ càng to, giá trị sẽ càng lớn. Hiện nay, trung bình mỗi năm, anh bán ra thị trường nội địa trên 30 tấn dược liệu các loại và xuất sang Hàn Quốc 10 tấn đinh lăng, gừng đen... với doanh thu mỗi năm hơn tỷ đồng. 

Khi trồng chỉ cần bón một ít phân chuồng đã hoai mục và thêm chút phân lân là đủ cho cây phát triển tốt. Đặc biệt, cây này không sử dụng phân thuốc hóa học. Hiện đinh lăng được thu mua với giá 45.000 đồng/kg gồm thân, lá. Riêng phần củ từ 3 năm trở lên là 200.000 đồng/kg. Sâm bố chính có giá 120.000 đồng/kg, nhưng cung không đủ cầu. Đến nay, anh phát triển khoảng 2 ha tại tỉnh Đồng Tháp, đồng thời chuyển giao giống cho nông dân trồng ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, sau đó anh đứng ra bao tiêu lại cho nông dân để cung cấp cho các nhà thuốc bắc trên cả nước. 


Related news

Ngành thức ăn chăn nuôi Myanmar: Dư địa còn rất lớn Ngành thức ăn chăn nuôi Myanmar: Dư địa còn rất lớn

Với sản lượng hàng năm đạt 1,7 triệu tấn, thị trường thức ăn chăn nuôi Myanmar là mảnh đất màu mỡ cho các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi

Wednesday. October 25th, 2017
Ngành nuôi vịt đẻ Philippines: Hành trình tìm sức bật mới Ngành nuôi vịt đẻ Philippines: Hành trình tìm sức bật mới

Ngành nuôi vịt ở Philippines chủ yếu để phục vụ sản xuất trứng. Thị trường trứng vịt Philippines ngày càng tăng trưởng mạnh

Wednesday. October 25th, 2017
Tác dụng của tinh dầu trong chăn nuôi Tác dụng của tinh dầu trong chăn nuôi

Tinh dầu có thể lấy được từ hơn 18.000 loài thực vật, trong số lượng lớn các họ thực vật (Lauraceae, Lamiaceae, Asteraceae, Rutaceae và Apieceae…)

Wednesday. October 25th, 2017