Kinh Nghiệm Phối Trộn Thức Ăn Cho Heo Con

Khi heo con mất mẹ hoặc mất sữa, nếu không biết cách chăm sóc thì đàn heo có thể chết hàng loạt, vì vậy chú ý các bệnh pháp chăn sóc để heo khỏe mạnh.
- Giai đoạn đầu 7-10 ngày tuổi:
+ Dùng sữa bột tốt 97%, mật ong 2% và 1% Premix khoáng sinh tố. Tất cả trộn đều cho ăn 25-40g/con (tuỳ theo giống lợn) với 150cc nước ấm đun sôi.
+ Cho ăn mỗi ngày 6 bữa vào lúc 6, 9, 12, 15, 18, 21 giờ trong ngày.
+ Trong 2 ngày đầu, lợn con chưa quen có thể dùng găng tay (tránh sờ trực tiếp bàn tay vào lợn) bắt từng con, lấy lông gà sạch quệt hỗn hợp thức ăn này vào miệng lợn con. Sang ngày thứ 4 cho ăn bằng thìa. Khi bón hạ dần thìa xuống đĩa để lợn con liếm láp và sau đó tự liếm trên đĩa. Chỉ cần huấn luyện vài con biết ăn, những con khác sẽ bắt chước. Nếu lượng lợn con nhiều có thể cho ăn bằng máng nông rộng hơn.
- Giai đoạn 11-20 ngày: lấy 1/3 sữa bột đóng túi trộn với 2/3 bột mì trộn đều hoà với nước nấu chín, để nguội trộn với 1% Premix khoáng sinh tố (hoặc thay bằng 100-200g rau xanh non thái nhỏ và 0,5% bột khoáng). Giai đoạn này mỗi con cho ăn 110-250g hỗn hợp chia làm 5 bữa vào 6, 10, 14, 18, 20 giờ trong ngày.
- Giai đoạn từ 40-60 ngày:
+ Nơi nào có yêu cầu nuôi lợn con có khối lượng lớn hơn thì nuôi tiếp đến 60 ngày.
+ Dùng cám gạo loại 1 (bỏ trấu bổi) 58% + 8% bột đỗ tương + 4% bột cá nhạt trộn đều, nấu chín dạng lỏng sệt, để nguội bớt, rồi trộn với 1% Premix khoáng sinh tố hoặc thay bằng 10% bột ngô, bỗng rượu.
+ Cho ăn hỗn hợp này trên mỗi con 200-350g/ngày, chia làm 4-5 bữa/ngày. Ngoài ra có thể dùng 45% cám gạo tốt + 30% bột ngô nấu thật nhừ để nguội rồi trộn với 25% thức ăn đậm đặc dính cho lợn con tập ăn của các hãng Proconco, Higro CP... để nuôi lợn con giai đoạn này.
- Chế độ chăm sóc:
- Nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ bảo đảm thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Sau mỗi bữa ăn rửa máng sạch sẽ.
- Khi cho đàn lợn ăn, quan sát phát hiện những con ăn kém, chậm chạp để kịp thời bắt nhốt riêng theo dõi chữa trị và bồi dưỡng tốt hơn.
- Tiêm phòng: 20 ngày tiêm vắc xin dịch tả, 25 ngày tiêm vắc xin đóng dấu -tụ huyết trùng, 30 ngày tẩy giun sán, 35 ngày tiêm nhắc lại vắc-xin dịch tả.
Related news

Nguyên tắc quan trọng trong chăn nuôi là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy muốn hạn chế được bệnh tật, đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao. Người chăn nuôi cần lưu ý những việc sau:

Trang trại nuôi heo (lợn) rừng của ông Đoàn Văn Đệ - thôn 8 xã Nam Bình - huyện Đắk Song (Đắk Nông) khoảng 2000 m2 nằm trên một ngọn đồi và có hệ thống tường xây bao bọc kiên cố xung quanh, ngoài ra còn có một tháp canh mà chúng tôi cứ ngỡ là ngọn hải đăng.

Đây là bệnh truyền nhiễm của heo con, chủ yếu heo con sau cai sữa. Đặc trưng của bệnh là xảy ra đột ngột, tuần hoàn ngoại vi của cơ thể bị trở ngại làm cho các vùng ngoại biên của cơ thể có màu tím tái (chót tai, chân...), ứ nước ở mí mắt, viêm khớp. Bệnh chỉ xảy ra lẻ tẻ và giới hạn trong phạm vi của trại.

Ông Đỗ Văn Chức, nông dân ấp Tân Vọng (xã Vọng Thê, Thoại Sơn - An Giang), cho biết: Với diện tích chuồng 500 m2, mỗi năm gia đình ông nuôi từ 13 – 20 con heo nái đẻ và từ 8 – 10 con heo nái hậu bị. Số lượng heo con đẻ ra khoảng 200 con/năm, gia đình ông giữ lại nuôi heo thịt.

Ông Hùng cho biết: Nhu cầu thịt chất lượng cao của xã hội ngày càng lớn. Chẳng thế mà nhiều người thường tìm món thịt thú rừng để tận hưởng. Heo lai heo rừng thả rông chất lượng thịt không thua kém thịt heo rừng là mấy. Tuy nhiên, kiếm đực giống không dễ. Sắp tới, trang trại sẽ thử nghiệm việc thả heo nái mẹ đến kỳ động đực vào rừng để phối giống với heo rừng, có người giám sát. Nếu cách này thành công sẽ nâng tổng đàn heo ở trang trại lên hàng trăm con.