Kinh Nghiệm Chống Nóng Cho Lợn
Thời tiết nắng nóng trên 35 độ C ảnh hưởng không tốt tới việc tăng trọng và khả năng đề kháng của lợn. Xin giới thiệu kinh nghiệm chống nóng cho lợn.
Kinh nghiệm nuôi heo trong mùa nóng |
Không nên tưới nước lạnh lên mình heo |
Thiết kế chuồng trại: Cần làm chuồng cao ráo, sạch sẽ, hướng Đông Nam, mái nên lợp ngói mũi, mái chồng để lưu thông không khí tốt hơn. Mái hiên cách mặt đất ít nhất 2m, có hệ thống cửa sổ và quạt thông gió, dọn dẹp chuồng sạch sẽ để giảm sức nóng do phân bốc lên.
Chăm sóc: Cần tắm cho lợn 1- 2 lần trong ngày nóng. Cho uống đủ nước sạch, mát bằng vòi có van tự động, bổ sung thêm muối ăn (0,1- 0,3g/kg thể trọng/ngày) hoặc chất điện giải và B.Complex giàu vitamin C như: Unilyte Vit-C, cho vào thức ăn hay nước uống để giải nhiệt. Cho ăn thêm rau xanh, thức ăn tự chế (tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, rau xanh, củ quả ủ chua) hay thức ăn tổng hợp đảm bảo dinh dưỡng; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng các bệnh như: tả, tụ, dấu, lở mồm long móng, tai xanh... nhằm tăng khả năng đề kháng của cơ thể chống lại vi sinh vật xâm nhập gây bệnh. Thường xuyên phun thuốc khử trùng định kỳ bằng các loại thuốc khử trùng mới có hiệu quả cao với vi sinh vật gây bệnh như: Virkon, Han-Iodine, Benkocid. Dùng thuốc thú y tiêu diệt các động vật ký sinh ở trong và ngoài cơ thể lợn như: giun, sán, ve, rận...
Tránh vận chuyển lợn trong thời điểm nắng nóng cao trong ngày (từ 11- 15 giờ). Giảm mật độ nuôi trong những ngày có nhiệt độ cao.Thời tiết nắng nóng trên 35 độ C ảnh hưởng không tốt tới việc tăng trọng và khả năng đề kháng của lợn. Xin giới thiệu kinh nghiệm chống nóng cho lợn.
Thiết kế chuồng trại: Cần làm chuồng cao ráo, sạch sẽ, hướng Đông Nam, mái nên lợp ngói mũi, mái chồng để lưu thông không khí tốt hơn. Mái hiên cách mặt đất ít nhất 2m, có hệ thống cửa sổ và quạt thông gió, dọn dẹp chuồng sạch sẽ để giảm sức nóng do phân bốc lên.
Chăm sóc: Cần tắm cho lợn 1- 2 lần trong ngày nóng. Cho uống đủ nước sạch, mát bằng vòi có van tự động, bổ sung thêm muối ăn (0,1- 0,3g/kg thể trọng/ngày) hoặc chất điện giải và B.Complex giàu vitamin C như: Unilyte Vit-C, cho vào thức ăn hay nước uống để giải nhiệt. Cho ăn thêm rau xanh, thức ăn tự chế (tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, rau xanh, củ quả ủ chua) hay thức ăn tổng hợp đảm bảo dinh dưỡng; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin phòng các bệnh như: tả, tụ, dấu, lở mồm long móng, tai xanh... nhằm tăng khả năng đề kháng của cơ thể chống lại vi sinh vật xâm nhập gây bệnh. Thường xuyên phun thuốc khử trùng định kỳ bằng các loại thuốc khử trùng mới có hiệu quả cao với vi sinh vật gây bệnh như: Virkon, Han-Iodine, Benkocid. Dùng thuốc thú y tiêu diệt các động vật ký sinh ở trong và ngoài cơ thể lợn như: giun, sán, ve, rận...
Tránh vận chuyển lợn trong thời điểm nắng nóng cao trong ngày (từ 11- 15 giờ). Giảm mật độ nuôi trong những ngày có nhiệt độ cao.
Related news
Do heo ăn các loại thức ăn ngũ cốc và thức ăn có nguồn gốc từ động vật là chính nên chất thải của chúng có mùi hôi thúi hơn tất cả các giống vật nuôi khác.
Nâng cao năng suất lợn nái là mục tiêu của các nhà khoa học cũng như các chủ trang trại. Trong đó, việc tăng khối lượng và số lợn con cai sữa /nái /năm chính là mục tiêu hướng tới.
Heo là loại ăn tạp, hễ gặp thứ gi ăn được là nó không từ. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là nuôi heo chứ không cần cho chúng ăn đúng phương pháp khoa học! Không thể nuôi neo bằng cách sẵn có gì cho ăn nấy, dù thức ăn đó có phẩm chất tốt xấu ra sao cũng không đặt vấn đề quan trọng!
"Mua heo chọn nái", kinh nghiệm đó của người xưa có từ ngàn đời đến nay vẫn có giá trị, muốn có con heo giống tốt mà nuôi, ta phải cố công chọn dòng chọn giống của mình.
Việc chăm sóc heo nái mang thai rất quan trọng đối với sự thành công của người chăn.Sau khi phối 21 ngày không thấy nái động dục trở lại xem như đã mang thai. Thời gian mang kéo dài từ 3 tháng + 3 tuần + 3 ngày ( trung bình từ 114 - 116 ngày). Nhưng nếu nái sinh sớm từ ngày 108 trở lại thường rất khó nuôi con, dù có sữa nhưng con yếu ớt, sức bú mẹ kém và khả năng đề kháng kém nên tỷ lệ nuôi sống thấp.