Home / Cây ăn trái / Sầu riêng

Kinh nghiệm bón phân BM để nuôi trái sầu riêng sai quả

Kinh nghiệm bón phân BM để nuôi trái sầu riêng sai quả
Author: Lê Hoàng Vũ
Publish date: Saturday. May 22nd, 2021

Vì sao sầu riêng ra hoa nhiều mà đậu trái ít, trái non bị rụng nhiều trong giai đoạn nuôi trái hãy cùng đến với giải pháp dinh dưỡng của Behn Meyer Agricare Việt Nam.

Nông dân tiến hành việc cơi đọt thứ 2 thứ 3 tùy vườn sầu riêng của mình ở các độ tuổi khác nhau để bắt đầu chuẩn bị làm bông. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo kinh nghiệm chia sẻ của bà con nông dân trồng sầu riêng ở vùng đất Tây Nguyên và ĐBSCL đã nhiều năm gắn bó và sử dụng các sản phẩm phân bón của công ty Behn Meyer Agricare Việt Nam (Cty BM) đã rút ra nhiều kinh nghiệm và chỉ ra 2 nguyên nhân chính làm sầu riêng ra hoa nhiều mà đậu trái ít, trái non bị rụng nhiều trong giai đoạn nuôi trái. Thứ nhất cây thiếu dinh dưỡng. Thứ hai là cây bị sốc nước do ảnh hưởng thời tiết thay đổi bất thường.

Để khắc phục được các yếu tố nói trên. Trước khi bắt tay vào mùa vụ nông dân tiến hành việc cơi đọt thứ 2 thứ 3 tùy vườn sầu riêng của mình ở các độ tuổi khác nhau để bắt đầu chuẩn bị làm bông.

Từ tháng 12 âm lịch hầu hết các vườn đã ra xong cơi đọt mới và chuẩn bị bắt đầu vào làm bông sầu riêng. Để lá già và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây, chúng ta tiến hành cho bón phân Nitrophoska Green 15-15-15 + Fruit Ace theo tỷ lệ 2:1 (tùy theo tuổi của cây bón từ 2-5kg/gốc)

Khi lá đã già hẳn bắt đầu hãm nước để làm bông (trước khi làm bông bà con nông dân nên phòng trừ bệnh thán thư, cũng như là nhện đỏ). Sau đó kết hợp phun Hakaphos 12-32-14 + Fetrilion Combi để kích thích phân hóa mầm hoa.

Sau khi búp hoa đã hình thành (dài khoảng 3-4 cm) phân biệt rõ đâu là hoa đâu là chồi ta bắt đầu tưới nước lại để giữ ẩm cho cây. Từ lúc này đến khi xổ nhụy khoảng 50-60 ngày nên bón hữu cơ Growel 5-10kg/cây. Nếu cây khỏe đã đi được 3 cơi đọt, sau đó chúng ta nên bón Nitrophoska Green 15-15-15 để dưỡng cây sung khỏe.

Nếu cây yếu đi mới được 1-2 cơi đọt trước đó thì ta bón Entec 20-10-10+3S để giúp cây sung đi cơi đọt mới (hạn chế ra cơi đọt mới sau khi đậu trái non). Khi cây đã bắt đầu nhú đọt non kết hợp phun qua lá Hakaphos 30-10-10 + Sâu rầy để đọt ra mạnh hơn.

Trước khi xổ nhụy để cho lá già nhà vườn cần tăng cường bón Nitrophoka Green 15-15-15 + Fruit Ace theo tỉ lệ 1:1. Kết hợp phun qua lá  cho vườn sầu riêng bằng Basfoliar Kelp SL + Basfoliar Boro.

Theo đại diện công ty Behn Meyer Agricare Việt Nam cũng đưa ra lời khuyến cáo đến bà con nông dân trồng sầu riêng, trong suốt quá trình dưỡng bông dưỡng đọt bà con nên chú ý phun thuốc phòng ngừa thán thư, nhện đỏ, rầy rệp. Khi trái sầu riêng đã đậu hoàn toàn trên cây thì tiến hành cho phun qua lá lại Basfoliar Kelp SL + Basfoliar Boro để cuống sầu riêng dai, dẻo nhằm giúp hạn chế rụng trái non ở thời điểm này. Khoảng 10 ngày sau bón lại Nitrophoska Perfect 15-5-20 hoặc Novatec Premium 15-3-20.

Khi trái sầu riêng đã đậu hoàn toàn trên cây thì tiến hành cho phun qua lá lại Basfoliar Kelp SL + Basfoliar Boro để cuống sầu riêng dai, dẻo nhằm giúp hạn chế rụng trái non ở thời điểm này. 

Hiện nay, các tỉnh có diện tích trồng sầu riêng lớn như: Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long và TP Cần Thơ…đang bước vào đầu vụ thu hoạch sầu riêng đầu vụ bán giá khá cao từ 60.000 -70.000 đồng/kg, còn bán lẻ tại các chợ và siêu thị giá từ 90.000 -100.000 đồng/kg tăng từ 10.000 -20.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm rồi. Tuy nhiên theo đánh giá của nhà vườn, năm nay sầu riêng rất dễ bán và có giá cao giúp cho nhà vườn phấn khởi.

Ông Đỗ Hữu Luân, trồng 7 công sầu riêng Ri 6 ở xã Tân Thới, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ cho biết: Cách đây 2 ngày thương lái vào tận vườn thu mua sầu riêng với giá loại nhất trái đẹp, tròn đều với giá 70.000 – 75.000 đồng/kg, loại 2 giá từ 55.000 – 60.000 đồng/kg. Tuy nhiên đợt bẻ bán đầu tiên trong năm chỉ hơn 2 tấn trái thu về gần 140 triệu đồng, dự kiến đợt tiếp theo kêu lái vào thu mua vào cuối tháng 5. 

Khi sầu riêng đậu trái trên cành ở giai đoạn trái 45 ngày tuổi lúc này trái nặng khoảng 0,5 - 0,7kg. Trong giai đoạn này thì diễn ra rụng trái sinh lý lần 2 vì vậy để hạn chế rụng trái và giúp trái lớn đều cần bón Nitrophoska Green 15-15-15 kết hợp phun qua lá Basfoliar Compi Stipp + Hakaphos 18-18-18 giúp tròn trái, hạn chế nứt gai.


Related news

Những lưu ý khi chăm sóc cây sầu riêng mùa hạn mặn tại Tiền Giang Những lưu ý khi chăm sóc cây sầu riêng mùa hạn mặn tại Tiền Giang

Sự sinh trưởng và phát triển của cây sầu riêng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thiếu nguồn nước ngọt tưới.

Saturday. May 23rd, 2020
Phòng trừ bệnh cháy lá sầu riêng Phòng trừ bệnh cháy lá sầu riêng

Sầu riêng là một trong những cây ăn quả cho lợi ích kinh tế cao, tuy nhiên, vào mùa mưa thường gặp phải một số bệnh hại đặc thù như cháy lá.

Thursday. November 19th, 2020
Bón phân BM nâng năng suất sầu riêng Bón phân BM nâng năng suất sầu riêng

Theo GS.TS Trần Văn Hậu, Khoa Nông nghiệp (ĐH Cần Thơ), sau thu hoạch cây sầu riêng rất “mệt” do mất nhiều dinh dưỡng để nuôi trái, cần có thời gian hồi phục

Saturday. April 10th, 2021