Home / Tin tức / Tin thủy sản

Kiên Giang: Mở hướng với thủy sản lồng bè

Kiên Giang: Mở hướng với thủy sản lồng bè
Author: Ngọc Trinh
Publish date: Tuesday. July 25th, 2017

Với nhiều tiềm năng và lợi thế cho phát triển thủy sản, nhất là các diện tích nuôi thủy sản lồng bè, những năm qua, tỉnh Kiên Giang đã dành nhiều sự đầu tư cho lĩnh vực này.

Kiên Giang đang đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng bè   Ảnh: Ngọc Trinh

Làm giàu từ biển

Kiên Giang có diện tích ngư trường khá lớn trên 63.000 km2 với gần 200 km bờ biển là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Tính đến cuối năm 2016, toàn tỉnh có 2.737 lồng bè nuôi cá trên biển, thu hoạch sản lượng trên 1.300 tấn; chủ yếu thả nuôi các loại cá mú và cá bớp tập trung chủ yếu trên vùng biển Phú Quốc và đảo Nam Du thuộc huyện Kiên Hải.

Tuy nhiên nghề nuôi cá lồng bè thương phẩm hiện nay ở Kiên Giang vẫn còn quy mô nhỏ, lẻ. Bè nuôi có kết cấu thô sơ, chủ yếu tự chế bằng gỗ, luôn phải di dời tránh gió bão theo mùa, cạnh đó, dịch bệnh khó kiểm soát, đầu ra sản phẩm thiếu ổn định. Vì vậy, phát triển mô hình nuôi cá lồng bè sẽ tạo điều kiện để Kiên Giang khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế kinh tế biển.

Bà Phan Thị Vân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I cho biết, ngoài yếu tố điều kiện tự nhiên, nguồn thức ăn và nguồn cá giống thả nuôi phải đa dạng, thì việc phát triển nghề nuôi này cần được tổ chức lại sản xuất theo chuỗi liên kết từ lồng nuôi đến thị trường tiêu thụ. Sản lượng cá nuôi thương phẩm cần đảm bảo chữ tín không chỉ phục vụ thị trường nội địa mà còn hướng đến xuất khẩu.

Hướng đi mới

Tại xã đảo Hòn Nghệ, huyện Kiên Lương, mấy năm gần đây ngư dân khá giả lên, đa số bà con đều sống bằng nghề nuôi cá mú để xuất khẩu, một số ít nuôi cá tạp để tiêu thụ nội địa. Anh Trần Văn Nung, ở xã Hòn Nghệ có hơn 7 năm trong nghề cho biết, trước đây sống bằng nghề đánh bắt hay đi đánh cá mướn cho các chủ tàu khác, được ít vốn về đầu tư 5 lồng bè nuôi cá bớáp. Bình quân mỗi lồng bè, sau hơn một năm trừ hết các chi phí còn lời khoảng 60 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu không gặp tình trạng con giống kém chất lượng, nuôi ít hao hụt, anh còn lãi nhiều hơn.

Còn ông Nguyễn Văn Năm, ở xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải nuôi 8 lồng bè với các loài như cá bóng cọp, bóng mú và bóng sao chia sẻ, có lồng bè sẵn, đầu tư con giống khoảng 30 triệu đồng, sau 18 tháng, trừ hết các chi phí còn lời trên 50 triệu đồng/bè (10 - 20 m2). Nếu nuôi đúng kỹ thuật, con giống tốt, bảo đảm vốn 1 lời 1. Hiện nay, giá cá mú sao khá cao ở mức 500.000 đồng/kg, mú cọp 320.000 đồng/kg…

Để không bị động nguồn con giống nhất là cá bớp, người dân đã sử dụng con giống sinh sản nhân tạo, bước đầu đem lại hiệu quả. Cùng đó, từ năm 2011 đến nay, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Phú Quốc đã triển khai thực hiện nhiều mô hình thực tế sử dụng con cá bớp sinh sản nhân tạo cho nông dân nuôi bè trên biển và mang lại hiệu quả kinh tế tốt.

Anh Trương Văn Tuấn, xã Hòn Thơm, người có thâm niên nuôi cá lồng bè trên 3 năm chia sẻ, mấy năm gần đây do tiến bộ khoa học kỹ thuật và thành công trong sản xuất cá giống nhân tạo như cá bóng mú, bớáp… đã giúp người nuôi thuận lợi và có lời. Vụ cá vừa rồi gia đình anh Tuấn thả nuôi 150 con cá bớp và 100 cá mú đen và áp dụng kỹ thuật nuôi mới. Qua 10 tháng nuôi, đàn cá khỏe mạnh, tốc độ tăng trưởng nhanh, trọng lượng bình quân 6 - 8 kg/con, tỷ lệ sống đạt 81%. Thấy được hiệu quả ban đầu, anh sẽ đầu tư tiếp vụ sau thả nuôi khoảng 300 - 400 con.

>> Theo nhiều chuyên gia, phát triển nuôi biển hiện còn một số trở ngại nhất định đó là việc sản xuất con giống ở quy mô nhỏ lẻ, trong khi còn phụ thuộc nguồn nhập khẩu tiểu ngạch. Thức ăn cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm nuôi biển cũng đang là thách thức cho sự phát triển bền vững của nghề này.


Related news

Cất bằng đại học vô tủ, kỹ sư trẻ lăn lộn với nghề nuôi lươn Cất bằng đại học vô tủ, kỹ sư trẻ lăn lộn với nghề nuôi lươn

Với niềm đam mê nuôi lươn giống, chàng kỹ sư trẻ Nguyễn Thanh Tân mày mò kỹ thuật ươm lươn giống nhân tạo và nuôi lươn thịt, thu lợi cho gia đình khoảng 500 tri

Monday. July 24th, 2017
Cá nuôi lồng bè chết hàng loạt ở Phú Yên Cá nuôi lồng bè chết hàng loạt ở Phú Yên

Cá mú, diêu hồng 0,5-0,8 kg được nuôi trong 400 lồng bè trên đầm Ô Loan ở huyện Tuy An (Phú Yên) bất ngờ chết hàng loạt.

Tuesday. July 25th, 2017
Phát triển lợi thế sản phẩm quốc gia Phát triển lợi thế sản phẩm quốc gia

Chính phủ đã chính thức phê duyệt bổ sung con tôm vào Danh mục sản phẩm quốc gia (thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020)

Tuesday. July 25th, 2017