Home / Tin tức / Tin thủy sản

Kiểm soát các loại tảo gây hại trong ao nuôi

Kiểm soát các loại tảo gây hại trong ao nuôi
Author: Lê Chinh
Publish date: Friday. February 28th, 2020

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển quá mức của các loài tảo trong ao nuôi.

Nguyên nhân

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển quá mức của các loài tảo trong ao nuôi. Có thể do việc quản lý thức ăn chưa tốt, làm cho lượng thức ăn thừa và cả phân tôm làm cho tảo có nhiều dinh dưỡng để phát triển. Hoặc do thời tiết thay đổi thất thường và biên độ dao động nhiệt lớn. Mưa liên tục sẽ làm giảm độ mặn trông ao nuôi, cộng thêm hiện thượng phân tầng nhiệt trong cột nước, tạo điều kiện tốt nhất cho tảo gây hại phát triển. Từ đó, xuất hiện những váng tảo xanh nổi trên mặt ao nuôi từ tác động mạnh của ánh nắng mặt trời. Thời tiết thay đổi nhiều cũng có khả năng làm cho các yếu tố môi trường trong ao biến động mạnh; hợp chất hữu cơ trong ao cũng phân hủy mạnh, tảo cũng nhờ đó phát triển.

Giải pháp

Điều kiện tiên quyết cần thiết để tảo phát triển là chất dinh dưỡng trong nước và ánh sáng mặt trời để quang hợp; tuy nhiên, vấn đề thời tiết rất khó để khắc phục triệt để nên hạ thấp mức dinh dưỡng trong ao nuôi là giải pháp được ưu tiên.

- Thay nước là biện pháp được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay bởi chi phí thấp cũng như dễ dàng thực hiện. Lưu ý, nguồn nước cấp ao chứa hay ao lắng cũng cần phải được xử lý kỹ.

- Đồng thời, cần kiểm soát thức ăn, không cho ăn quá mức và xử lý tảo bằng cách lên men men vi sinh bằng mật mía sau khi ủ từ 3 đến 6 giờ qua đêm. Kết hợp với xử lý tảo bằng vôi vào ban đêm với liều lượng cho phép dưới 20 kg cho mỗi 1.000 m3 nước. Sau khi bón vôi, nên bổ sung zeolite với lượng 20 kg/1.000 m3, thường xuyên hút bùn, hút đáy ao nuôi và sử dụng chất diệt tảo được phép. Riêng đối với tảo lam, một trong những phương pháp hiệu quả nhất là tăng độ mặn cho ao nuôi bằng cách cung cấp nước biển cho ao nuôi hoặc thêm muối vào nước với lượng 10 kg/1.000 m3 treo ở quạt nước.

- Một kỹ thuật khác để xử lý tảo là thả cá rô phi cùng với tôm trong cùng một ao. Cá rô phi thường sống ở tầng nước giữa và tầng đáy trong ao nuôi. Cá rô phi có thể tiêu hóa 30 - 60% protein trong tảo, đặc biệt là tảo lam và tảo lục.

- Algaecides không được khuyến khích vì hầu hết các hóa chất làm cho các tế bào của tảo bị phá vỡ và có thể giải phóng độc tố vào môi trường, có thể dẫn đến tôm chết.

- Kiểm soát phosphorous cũng là một biện pháp giảm dinh dưỡng của tảo. Phosphorous có thể bị bất hoạt hoặc loại bỏ độc tính bằng cách sử dụng các chất phụ gia hóa học, chẳng hạn như phèn (nhôm sunfat kết hợp với natri aluminate theo tỷ lệ 2:1). Phèn chua có thể được áp dụng cho nước tạo thành một dạng kết tủa loại bỏ phốt pho khỏi nước khi lắng xuống. Ngoài ra, vì phèn bao phủ các trầm tích đáy, nó liên kết và làm giảm hoặc ngăn chặn sự giải phóng phosphorous từ trầm tích nên chất dinh dưỡng này không có sẵn cho tảo.

- Trước khi thả giống, nên xử lý ao cẩn thận, tiêu diệt tảo ở lớp đất dưới đáy và xung quanh bờ ao nuôi, tránh lấy nước từ các nguồn nơi tảo nở hoa. Đồng thời, người nuôi nên thường xuyên sử dụng các biện pháp để giải phóng khí nitơ tích tụ ở đáy ao nuôi. Điều này giúp loại bỏ các điều kiện cho phép tảo phát triển mạnh mẽ.


Related news

Xu hướng nuôi trồng thủy sản thông minh Xu hướng nuôi trồng thủy sản thông minh

Ngành nuôi trồng thủy sản đang tăng trưởng thần tốc và giữ vai trò quan trọng với an ninh lương thực và cân bằng dinh dưỡng cho dân cư toàn cầu.

Thursday. February 27th, 2020
Chiến dịch truyền thông micro-blog cho cá rô phi bền vững Chiến dịch truyền thông micro-blog cho cá rô phi bền vững

Micro - blog hay tiểu blog hoặc blog vi mô là một dạng blog có các bài đăng có nội dung thu nhỏ như câu nói ngắn gọn, hình riêng, hoặc liên kết đến video.

Friday. February 28th, 2020
Cơ hội mới cho nuôi bào ngư thương phẩm Cơ hội mới cho nuôi bào ngư thương phẩm

Hiện nay, nhu cầu nuôi bào ngư đang ngày một tăng. Việc sinh sản thành công giống bào ngư tại Cô Tô (Quảng Ninh)

Friday. February 28th, 2020