Kiểm Soát Ammonia Trong Ao Nuôi Tôm
Các hợp chất nitrogen luôn được tái tuần hoàn trong ao thông qua 3 tiến trình: tái tạo, chuyển hóa và tiêu thụ. Thức ăn tôm cá là nguồn cung cấp nitrogen chủ yếu trong ao bởi vì nó chứa hàm lượng đạm protein tương đối có từ các nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn như bột cá, bột thịt xương, bột đậu nành. Những nguồn đạm này được tôm cá tiêu thụ và thải ra dưới dạng ammonia. Các vi khuẩn có lợi sẽ chuyễn ammonia thành nitrite là những sản phẩm rất độc cho tôm cá, tiến trình tiếp tục sẽ chuyển nitrite thành nitrate cũng do vi khuẩn có lợi (Tiến trình này gọi là Nitrate hóa). Nitrate thường không độc trong môi trường ao và có thể sử dụng như nguồn phân bón cho các loài tảo phát triển trong ao và trong một số trường hợp yếm khí nitrate sẽ được chuyển hóa thành khí nitơ tự do.
Quản lý ammonia trong ao thường đi kèm với việc quản lý và duy trì mật độ các loài tảo có lợi, đây là biện pháp hữu hiệu và khoa học nhất. Sơ đồ dưới đây giải thích tại sao kiểm soát mật độ tảo đi kèm trong kiểm soát ammonia:
Tổng Ammonia:
Ammonia trong ao tôm ca hiện diện ở 2 dạng : (1) Dạng ion NH4+ là dạng không độc hại cho tôm cá và (2) Dạng không ion (NH3) là dạng rất độc cho tôm cá. Hàm lượng của các dạng ammonia tùy thuộc vào pH và nhiệt độ. Nhiệt độ và pH càng cao thì hàm lượng dạng độc nhiều hơn dạng không độc. Tổng lượng 2 dạng này gọi là Tổng ammonia (ký hiệu TAN).
Vì vậy, quan hệ giữa nhiệt độ và pH là rất quan trọng trong việc định lượng dạng ammonia độc bởi vì các phương pháp đo ammonia chỉ đo được tổng ammonia TAN nên để xác định được hàm lượng dạng độc NH3 cần phải xác định nhiệt và và pH tại thời điểm đo, từ đó dựa vào Bảng quy đổi phần trăm ammonia dạng độc theo nhiệt độ và pH để tính ra hàm lượng dạng độc.
Mỗi Kg thức ăn tôm có thể sản xuất ra 30g ammonia trong ao. Dạng ammonia độc NH3 sẽ làm hư mang của tôm, làm giảm tăng trưởng ngay cả khi ammonia ở hàm lượng thấp, ảnh hưởng tỉ lệ sống. Kiểm soát hàm lượng ammonia độc trong ao cần đòi hỏi sự hiểu biết và khôn ngoan trong việc kiểm soát cả 2 yếu tố ammonia và tảo (tảo sử dụng ammonia) và phải có các giải pháp nhanh chóng như cắt giảm thức ăn tôm, ngừng cho ăn, hoặc bón phân để kích thích sự phát triển tảo hoặc thay nước,…
Ammonia chủ yếu đến từ đâu:
+ Từ phân thải tôm cá;
+ Từ thức ăn dư thừa.
Các vấn đề do ammonia gây ra:
+ Làm sốc (stress) tôm cá;
+ Làm hư mang;
+ Tăng trưởng kém.
Khi nào ammonia độc tăng cao:
+ Khi sinh khối tôm tăng lên trong ao kéo theo lượng thức ăn tăng lên, thức ăn dư thừa nhiều;
+ Khi nhiệt độ tăng cao kéo theo dạng ammonia độc tăng lên;
+ Khi pH tăng cao kéo theo dạng ammonia độc tăng theo;
+ Khi mật độ tảo trong ao thấp.
Hàm lượng ammonia tối ưu cho tôm:
+ Tốt nhất là bằng 0 mg/L hoặc dạng ammonia độc tối đa
Hàm lượng gây chết tôm:
+ Khi ammonia dạng độc > 0,015 mg/L sẽ gây tổn thương và làm chết tôm;
+ Khi tổng ammonia > 2 mg/L sẽ gây chết tôm.
Giải pháp khi ammonia cao:
+ Giảm thức ăn;
+ Duy trì mật độ tảo có lợi trong ao (tảo khuê);
+ Thay nước.
Related news
Thời gian gần đây bệnh cong thân trên tôm thẻ chân trắng xuất hiện phổ biến đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của bà con nuôi tôm
Bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm là một trong những căn bệnh nguy hiểm có thể gây chết hàng loạt nếu không có biện pháp phòng ngừa hiệu quả
Vậy nguyên nhân khiến tôm chậm lớn là gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Cũng giống như bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng trên tôm xuất hiện trên cả tôm sú và tôm thẻ gây thiết hại nghiêm trọng đến hiệu quả kinh tế của người dân.
Nghiên cứu tiến hành đối với hội chứng chết sớm trên tôm nuôi (EMS) tại một trang trại nuôi tôm thâm canh lớn ở Malaysia đã chỉ ra rằng hội chứng này xảy ra