Home / Tin tức / Tin thủy sản

Kích thích miễn dịch trên cá bò bằng cam thảo

Kích thích miễn dịch trên cá bò bằng cam thảo
Author: Như Huỳnh (lược dịch)
Publish date: Wednesday. April 8th, 2020

Cam thảo (Glycyrrhiza uralensis) là một loài thực vật có hoa bản địa châu Á. Theo Đông y, cam thảo có vị ngọt, tính bình nên có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phổi, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc.

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của chiết xuất cam thảo đến hiệu suất tăng trưởng, cấu trúc mô học, đáp ứng miễn dịch và khả năng kháng bệnh trên cá bò.

Hoạt chất hóa học của cam thảo chứa Glycyrrhizin là một saponin thuộc nhóm olean, hàm lượng từ 10-14% trong dược liệu khô là hoạt chất quan trọng nhất trong rễ cam thảo, flavonoid là các nhóm hoạt chất quan trọng thứ hai có trong rễ cam thảo với hàm lượng 3-4%. Các flavonoid quan trọng là hai chất liquiritin (hay liquiritirosid) và isoliquiritin (hay isoliquiritirosid). Ngoài ra, còn có nhiều flavonoid thuộc các nhóm khác: isoflavan (gla-bridin), isoflavon (glabron), isoflaven (glabren). Trong rễ cam thảo còn có 20-25% tinh bột, 3-10% glucose và saccharose. 

Theo Tây y, cam thảo có tác dụng: chống viêm, chống dị ứng, chữa ho, thông đờm, giải độc, giảm huyết áp, chữa các vết loét trong hệ tiêu hóa... và được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực y học, dươc học và hóa mỹ phẩm. Tuy nhiên nghiên cứu trên động vật thủy sản còn hạn chế.

Do đó, Nghiên cứu hiện tại được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của chiết xuất cam thảo (Glycyrrhiza uralensis) đến hiệu suất tăng trưởng, cấu trúc mô học, đáp ứng miễn dịch và khả năng kháng bệnh chống lại Flavobacterium columnare trên cá bò.

Nghiên cứu ứng dụng cam thảo trên cá bò

Cá được cho ăn với hai chế độ ăn khác nhau, tức là chế độ ăn cơ bản là nhóm đối chứng (CG) và chế độ ăn có chứa chiết xuất G. uralensis là nhóm thực nghiệm (GG).  Sau đó cá được cảm nhiễm với vi khuẩn Flavobacterium columnare và theo dõi tỉ lệ sống sau 21 ngày.

Kết quả

Sau 60 ngày cho ăn, hiệu suất tăng trưởng của cá ở nghiệm thức bổ sung chiết xuất G. uralensis được cải thiện đáng kể, với WG và SGR tăng, đồng thời giảm hệ số FCR so với cá ở nhóm đối chứng CG. 

Sau khi cảm nhiễm với vi khuẩn Flavobacterium columnare cá ở nghiệm thức GG cho thấy tỷ lệ tử vong tích lũy thấp hơn đáng kể so với cá ở nghiệm thức đối chứng CG.

Quan sát mô học, mẫu da và mang biểu hiện tổn thương nhiều nhất khi cá bị nhiễm vi khuẩn Flavobacterium columnare và đặc biệt tổn thương nhiều nhất ở nghiệm thức đối chứng. Đối với cá ở nghiệm thức đối chứng cơ cá biểu hiện sự sưng viêm và hoại tử. Đồng thời ở mang, sự tăng lên của các tế bào biểu mô làm các sợi mang thứ cấp dính lại phồng lên hoặc thoái hóa, động mạch vào mang bị xuất huyết tổn thương ở sợi mang và mất chức năng mang hoàn toàn. Trong khi đó ở các nghiệm thức bổ sung GC các sợi mang ít bị tổn thương và vẫn giữ nguyên cấu trúc.

Hiện tượng các sợi mang thứ cấp dính lại là do quá trình thực bào của bạch cầu khi có vi khuẩn xâm nhập, chúng tiết ra nhiều enzym làm cho các tế bào giữa các sợi thứ cấp sưng lên dẫn đến tiếp xúc nhau, đồng thời mang tiết dịch nhầy do phản ứng tự vệ của các tế bào miễn dịch không đặc hiệu dẫn đến các sợi mang thứ cấp dính lại. Nếu xảy ra tổn thương nặng có thể mất cấu trúc cả phiến mang, giảm diện tích tiếp xúc của mang với môi trường ngăn cản quá trình hô hấp của cá. 

Quan sát mô của cá ở nghiệm thức đối chứng xuất hiện nhiều không bào,  tế bào mất cấu trúc và tắc nghẽn mang, trong khi cá GG cho thấy độ rộng của lớp biểu bì và chất nhầy trên da, và tăng chiều dài của sợi mang thứ cấp

Hoạt động lysozyme trong huyết thanh và  biểu hiện mRNA của lysozyme ở thận  của cá cho ăn GC cao hơn nhóm CG ở hầu hết các điểm sau khi nhiễm bệnh. Đồng thời hoạt tính superoxide disutase và tổng khả năng chống oxy hóa tăng lên. 

So với cá CG, cá GG cho thấy mức độ biểu hiện của các gen liên quan đến tín hiệu TLRs-NFκB (TLR2, TLR3, TLR5, TLR9, Myd88 và p65NFκB), dẫn đến mức độ biểu hiện cao hơn của các cytokine gây viêm (IL-1β và IL -8) ở  thận cá khi bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, những gen này cho thấy sự sai lệch trong mang cá GG, chúng tăng ở một số thời điểm nhưng giảm ở các thời điểm khác.

Hơn nữa, bổ sung chiết xuất G. uralensis cũng không được kiểm soát đáng kể mức độ biểu hiện của IgMvà IgD ở thận, và mức độ biểu hiện của IgM trong mang cá, cho thấy phản ứng miễn dịch dịch thể tăng cao khi bị nhiễm vi khuẩn so với nhóm đối chứng.

Tất cả những kết quả này bà con nên bổ sung chiết xuất cam thảo vào khẩu phần ăn của cá bò góp phần nâng cao khả năng kháng bệnh chống lại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn F. cloumnare mang lại hiệu quả kinh tế trong quá trình nuôi.

Theo Qi Wang


Related news

Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano Quan trắc nước nuôi trồng thủy sản bằng cảm biến nano

Gần 70 hệ thống cảm biến nano đã được Viện bàn giao cho một số công ty nuôi trồng thủy sản ở Kiên Giang, Ninh Thuận, … dùng thử nghiệm.

Tuesday. April 7th, 2020
Kiểm soát các loại tảo gây hại trong ao nuôi thủy sản Kiểm soát các loại tảo gây hại trong ao nuôi thủy sản

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự phát triển quá mức của các loài tảo trong ao nuôi thủy sản. Sau đây là một số nguyên nhân và giải pháp xử lý

Wednesday. April 8th, 2020
Trí tuệ nhân tạo trong nuôi trồng thủy sản Trí tuệ nhân tạo trong nuôi trồng thủy sản

AI mang lại cho người nông dân chính là sự tiện ích và hiệu quả sản xuất, bước đầu có thể đây là những điều lạ lẫm và tốn nhiều chi phí

Wednesday. April 8th, 2020