Không Ồ Ạt Chuyển Đổi Cây Lúa
Hội nghị tổng kết năm 2013, triển khai kế hoạch năm 2014 và bàn giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt ở khu vực đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) được Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) tổ chức ngày 14.1 tại tỉnh Hải Dương.
Theo ông Trần Xuân Định - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, năm 2014 toàn ngành nông nghiệp bắt đầu triển khai Đề án tái cơ cấu ngành trong đó có lĩnh vực trồng trọt. Kế hoạch sản xuất lúa và rau màu năm 2014 khoảng hơn 1,5 triệu ha, tăng 63.000ha so với năm 2013.
Trong đó diện tích lúa hơn 1,2 triệu ha, giảm 65.000ha; còn lại các cây trồng như ngô, khoai tây, rau đậu các loại đều tăng diện tích (chỉ khoai lang sẽ giảm 500ha).
Theo ông Định, thời gian tới ngành trồng trọt tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa theo hướng từng bước giảm diện tích gieo trồng lúa, trước hết trên đất lúa kém hiệu quả.
Chuyển đổi một phần diện tích lúa thấp trũng sàn kết hợp nuôi trồng thủy sản trong vụ mùa; chuyển một số diện tích lúa đất cao hoặc đất cát pha sang trồng rau màu có hiệu quả. Trên diện tích còn lại tăng cường thâm canh tăng năng suất để đạt năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn.
Dự kiến đến năm 2015, diện tích lúa gieo trồng cần chuyển đổi sang cây trồng khác khoảng gần 42.000ha. Các địa phương dự kiến chuyển đổi nhiều như Nam Định 10.000ha, Hà Nội gần 6.500ha, Thái Bình 4.400ha…
Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ông Trần Đình Toàn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Ninh Bình cho rằng, trong tái cơ cấu ngành trồng trọt cần xác định chắc chắn lúa là cây chủ lực để định hướng suy nghĩ, cách làm và có những hoạch định trước mắt và lâu dài cho “số phận” của cây lúa. Theo ông Toàn, cần phải có quy hoạch toàn vùng trong chuyển đổi, tránh để xảy ra tình trạng “khủng hoảng thừa”.
Ông Toàn dẫn chứng, tại Ninh Bình, việc chuyển đổi và thực hiện mô hình lúa- cá đã được tỉnh triển khai từ 15-16 năm nay, diện tích lên đến hàng nghìn ha. Nhưng đến thời điểm này, mô hình đã bộc lộ những bất cập. “Khi nhà nhà nuôi cá thì dẫn đến thực trạng như hiện nay giá 1kg cá rô phi không bằng giá 1 kg thóc”- ông Toàn cho biết.
Ông Vũ Văn Liết - Hiệu trưởng Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội nêu một thực trạng điển hình hiện nay nhiều địa phương ở ĐBSH phải đối mặt là nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả cao nhưng lại thường xuyên bấp bênh, thiếu ổn định.
Ông Liết cho rằng giải pháp có thể hiệu quả nhất trong tái cơ cấu ngành trồng trọt là khuyến khích thành lập các doanh nghiệp nông nghiệp để hài hòa lợi ích của cả doanh nghiệp và nông dân, chứ không phải như thực tế hiện nay là doanh nghiệp chỉ cung cấp đầu vào hoặc tìm đầu ra cho nông sản.
“Để khuyến khích doanh nghiệp nông nghiệp ra đời và phát triển, Nhà nước cần đầu tư cơ sở hạ tầng, vốn… ban đầu và trợ giá cho doanh nghiệp ít nhất 10 năm để doanh nghiệp có thể đứng vững”- ông Liết nói.
Related news
Không những vậy, nghề muối chỉ làm được vào mùa nắng; các tháng còn lại, diêm dân phải bươn chải nhiều nghề khác nhau để lo cho cuộc sống. Trước thực trạng đó, tận dụng những ruộng muối để hoang vào mùa mưa, nhiều diêm dân ở phường Ninh Hải đã mạnh dạn nuôi tôm trên ruộng muối.
Từ kinh phí Trung ương phân bổ theo Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), vừa qua xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã đào tạo thành công nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) cho 50 học viên.
Mùa nước lũ về cũng là lúc nông dân thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đẩy mạnh các mô hình nuôi thủy sản, trong đó: Mô hình nuôi cá vèo đang được nhiều hộ nông dân quan tâm vì nó đem lại lợi nhuận tương đối cao trong những tháng nông nhàn khi chờ vụ mùa Đông Xuân tới.
Ngày 20/9/2014, tại Trung tâm Giống thủy sản Yên Lý (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An tổ chức Hội thảo mô hình nuôi thương phẩm cá chạch quế, nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình, đồng thời bàn giải pháp nhân rộng mô hình nuôi thương phẩm cá chạch quế trên địa bàn tỉnh.
Lâu nay nói tới Đông Triều (Quảng Ninh) người ta nghĩ ngay tới vùng lúa lớn nhất của Quảng Ninh. Cũng trên diện tích cấy lúa ấy, ven sông không ít hộ đã sử dụng để khai thác rươi và cáy có hiệu quả cao gấp nhiều lần. Việc xây dựng vùng nuôi rươi và cáy đang là hướng mở cho phát triển kinh tế cao ở Đông Triều.