Không Có Cá Tầm Nhập Lậu Qua Đường Hàng Không

Trong Hội nghị đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Ban chỉ đạo 127 TP.Hà Nội (chiều 10/7), ông Nguyễn Văn Hồng - Phó cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội khẳng định: không có cá tầm nhập lậu qua sân bay Nội Bài.
Trước thông tin thời gian gần đây, hàng ngày có từ 2 - 3 tấn cá tầm không rõ nguồn gốc được nhập lậu vào TP.HCM qua sân bay Tân Sơn Nhất và bán ra thị trường với giá rất thấp chỉ khoảng 120 - 130 nghìn đồng/kg, thấp hơn nhiều so với cá tầm được sản xuất trong nước và đang được bán tại thị trường TP.HCM.
Các sản phầm cá tầm giá rẻ này không những đã làm tê liệt mạng lưới phân phối cá tầm được sản xuất trong nước mà còn đe dọa đến sự tồn tại của các nhà sản xuất và nguy cơ hàng nghìn bà con nông dân bị mất việc làm. Người tiêu dùng thì rất hoang mang vì không phân biệt được đâu là cá tầm Việt Nam đâu là cá tầm nhập lậu.
Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó cục trưởng Cục Hải Quan Hà Nội - khẳng định, có sản phẩm đông lạnh vận chuyển qua đường Nội Bài trong đó có cá hồi. Tuy nhiên, cá tầm nhập lậu đi qua đường hàng không qua sân bay Nội Bài là không có.
Ông Hồng cho biết, về nguyên tắc, vận chuyển bằng đường hàng không sẽ không vận chuyển hàng bảo quản trong nước. Trong khi đó, để vận chuyển cá tầm tầm sống thì phải vận chuyển trong nước và cần có khí cho cá. Như vậy, thực tế không thể xảy ra điều đó.
Mặt khác, giá cá tầm hiện tại thị trường Hà Nội khoảng 160 nghìn đồng/kg, cước vận chuyển bằng đường hàng không rất cao, khoảng 5 - 10 USD/kg. Vì vậy, nếu tính chi phí vận chuyển vào giá bán cá tầm sẽ bị đội lên rất nhiều.
Related news

Sáng 20/10, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị Ban chỉ đạo khu vực chương trình hợp tác trung hạn giữa Quỹ phát triển nông nghiệp Quốc tế (IFAD) với các tổ chức nông dân khu vực Châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn 2 (MTCP2). Dự hội nghị có 50 đại biểu đến từ các tổ chức nông dân ở 13 trong số 15 nước tham gia MTCP 2.

Ông Phạm Duy Tân, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện U Minh Thượng (Kiên Gang) cho biết, năm nay toàn huyện nông dân xuống giống được khoảng 86 ha gừng. Diện tích này thấp hơn nhiều so với cách đây mấy năm, còn nhớ lúc cao điểm lên đến gần 300 ha.

Cty chúng tôi cũng như các DN đầu tư trong lĩnh vực SX, nuôi trồng và chế biến thủy sản ở ĐBSCL hiện nay đang có những vấn đề rất cần những nghiên cứu của nhà khoa học.

Trong khi dư luận vẫn chưa hết hoang mang về vụ việc một số loại hoa quả tẩm thuốc bảo quản để một thời gian dài không hỏng, việc mua bán các loại hóa chất này vẫn diễn ra công khai trước sự bất lực của các cơ quan quản lý. Những loại hóa chất này luôn tiềm ẩn nguy cơ độc hại, đe dọa sức khỏe người tiêu dùng.

Bộ trưởng Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát vừa cho biết, năm 2015, Việt Nam sẽ trồng ngô biến đổi gene. Việc Việt Nam chậm trễ trong việc đưa cây trồng biến đổi gene vào sản xuất, vì: “Ở ta, có nhiều người phản đối trồng cây biến đổi gene, nên phải làm rất khoa học, bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế. Mãi mới đây, chúng ta mới công nhận được 4 sự kiện biến đổi gene được sử dụng ở Việt Nam”- ông Phát nói.