Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khốn Khổ Vì Ruộng Ngập Úng

Khốn Khổ Vì Ruộng Ngập Úng
Publish date: Wednesday. August 20th, 2014

Gần 14,5 ha đất sản xuất ở Bình Trị (Bình Sơn) thường xuyên bị ngập úng do ảnh hưởng của việc xây dựng các công trình trên địa bàn. Để mưu sinh buộc lòng người dân phải gieo sạ, tuy nhiên đến lúc thu hoạch thì luôn chịu cảnh… “trắng tay”.

Dẫn chúng tôi đi xem ruộng lúa xứ Rộc Đồn (thôn Hòa Phước, xã Bình Trị) nằm sát con đường bê tông dẫn vào Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, ông Nguyễn Công Tọa chua chát nói: “Trước đây, kênh mương nội đồng gần như ngang bằng với mặt đường, mưa lớn, nước còn rút đi kịp. Giờ mặt đường cao hơn mặt ruộng đến hơn 2m, mưa xuống, nơi đây chẳng khác gì biển nước”.

Ngày trước, xứ đồng Rộc Đồn được mệnh danh là vùng “bờ xôi, ruộng mật”. Vụ mùa nào ông Tọa cũng thu về gần 10 bao lúa/sào. Còn hiện giờ, 2 sào ruộng nhà ông vụ được, vụ mất. Ông Nguyễn Tài, có ruộng ở xứ Rộc Đồn, thở dài: “Làm lúa mà cứ thấp thỏm. Lúa đương chín mà ngập nước thì cắt về cho bò, bò cũng chê”.

Khi thi công tuyến đường dài 3,5 km vào đô thị Vạn Tường do thiết kế cống thoát nước quá nhỏ nên vào mùa mưa xứ đồng Hố Quyền (xóm Bắc, thôn An Lộc) bị ngập úng. Xứ đồng Giếng Bà, Giếng Đá… cũng bị ngập úng do hệ thống nước thải từ khu dân cư Tây Bắc Vạn Tường và KDC Tây Bắc Vạn Tường phần mở rộng... 11 xứ đồng bị ngập úng đều thuộc diện không thể khắc phục được.

Điều đáng nói là tình trạng ngập úng kéo dài từ nhiều năm nay, thế nhưng chỉ có 3 xứ đồng được hỗ trợ, các xứ đồng còn lại, người dân vẫn chưa hề nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào.

Cuộc sống trông chờ cả vào ruộng lúa, giờ lại không thể sản xuất hoặc sản xuất kiểu “cầm chừng”, nên nhiều người dân sau khi mỏi mòn chờ đợi hướng giải quyết đã phải kiến nghị xin được thu hồi luôn phần diện tích ruộng của mình. Đơn cử như trường hợp người dân sản xuất ở xứ đồng Hòa Đông, sau khoảng thời gian dài mòn mỏi chờ đợi họ kiến nghị thu hồi luôn diện tích 1.174m2  vì không sử dụng được. Người dân sản xuất ở xứ đồng Trảng Thành-Hóc Cu cũng đề nghị thu hồi 8.553m2 đất bị bồi lấp do nước từ KDC Trảng Bông mở rộng đổ trực tiếp ra ruộng, khiến việc sản xuất bị ngưng trệ từ 2008 đến nay.

Ông Ngô Văn Thính – Chủ tịch UBND xã Bình Trị cho biết: Hiện nay xã đang tiến hành kiểm tra diện tích ngập úng, sa bồi thủy phá ở các xứ đồng trên địa bàn xã để tiếp tục trình UBND tỉnh tìm hướng giải quyết, giúp người dân ổn định cuộc song.


Related news

Lợi Nhuận 143 Triệu Đồng/vụ/máy Gặt Đập Liên Hợp Lợi Nhuận 143 Triệu Đồng/vụ/máy Gặt Đập Liên Hợp

Diện tích thu hoạch mỗi vụ trong năm từ 90-120ha/máy, nếu tính trung bình khoảng 100ha/máy ở 2 vụ chính là Đông xuân và Hè thu, thì với giá thu hoạch lúa bằng máy khoảng 300.000 đồng/công, sẽ cho nguồn thu mỗi máy/vụ là 300 triệu đồng.

Thursday. July 17th, 2014
Ưu Tiên Nông Sản Thực Phẩm An Toàn Ưu Tiên Nông Sản Thực Phẩm An Toàn

Từ năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành tiêu chuẩn VietGAP áp dụng trên các loại nông thủy sản Việt Nam. Ngành nông nghiệp Đồng Tháp cũng từng bước triển khai áp dụng cho người nông dân thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn GAP để tiến đến tiêu chuẩn GlobalGAP và một số tiêu chuẩn bắt buộc khác của các nhà nhập khẩu.

Friday. December 5th, 2014
Trồng Cây Tam Thất Cần Thận Trọng Khi Tăng Diện Tích Trồng Cây Tam Thất Cần Thận Trọng Khi Tăng Diện Tích

Tuy cây tam thất có giá trị kinh tế cao, điều kiện thổ nhưỡng ở xã Ninh Ích (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) phù hợp, nhưng người dân nơi đây cần phải thận trọng khi mở rộng diện tích trồng loài cây này bởi sản phẩm chưa có đầu ra ổn định.

Thursday. July 17th, 2014
Đề Phòng Úng Ngập Lúa Mùa Do Bão Rammasun Đề Phòng Úng Ngập Lúa Mùa Do Bão Rammasun

Trưa 16/7, bão Rammasun đã đi vào Biển Đông. Theo dự báo, đây là cơn bão mạnh, sẽ gây mưa lớn 200-300 mm cho các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ. Khả năng gây ngập úng cho lúa mới cấy là rất cao, nhất là với vùng thung lũng miền núi phía bắc, vùng thấp trũng Đồng bằng sông Hồng.

Thursday. July 17th, 2014
Cải Thiện Thu Nhập Nhờ Nuôi Ốc Bươu Đen Cải Thiện Thu Nhập Nhờ Nuôi Ốc Bươu Đen

Nuôi ốc bươu đen trong ao, mương vườn hiện đang là mô hình kiếm ra tiền cho bà con nông dân ở huyện Châu Thành A. Chính vì vậy mà cán bộ Trạm khuyến nông - khuyến ngư huyện Châu Thành A Đỗ Thanh Hải thực hiện đề tài “Ứng dụng sản xuất giống và nghiên cứu nuôi ốc bươu đen thương phẩm”. Đề tài vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ huyện nghiệm thu loại khá.

Friday. December 5th, 2014