Khốn Đốn Vì Tin Đồn

Tin đồn về xoài Trung Quốc ngâm hóa chất bày bán tràn lan ở Hà Nội đang khiến người trồng xoài khốn đốn.
Thông tin về xoài Trung Quốc ngâm hóa chất bày bán tràn lan ở Hà Nội do một tờ báo chính thống đăng tải, rồi một số trang tin điện tử nhanh chóng đăng lại mấy ngày hôm nay đang khiến dư luận hoang mang. Nông dân trồng xoài thì lại một phen khốn đốn. Giá xoài rớt xuống chỉ còn chưa đến 10 nghìn đồng/kg.
Từ việc “nghe lỏm” câu chuyện của 2 chị bán hàng rong, PV báo này lập tức tìm hiểu tại chợ đầu mối hoa quả Long Biên, với việc hỏi chuyện một chị bán hàng, một người bán nước cổng chợ. Thế rồi, thông tin về xoài ngâm hóa chất (mà không biết hóa chất gì, chỉ mỗi đất đèn) bỗng nhiên được đưa lên báo.
Xin được trích dẫn: “Phải tẩm ướp như thế thì dù mất nhiều ngày từ khi đóng gói đến khi bày bán quả vẫn tươi bóng, không xuống mã. Xoài Việt Nam quả nhỏ, xấu mã để vài hôm nếu không dùng thuốc thì núm quả có nhiều đốm đen khó bán, mà lãi lời cũng chẳng đáng là bao. Nhìn chung, xoài của ta hay Tàu cũng đều phải dùng thuốc giấm cả”…
Để tìm hiểu sự việc, một mặt, PV NNVN liên hệ lên cửa khẩu Hà Khẩu (Lào Cai), nơi nhập khẩu nông sản chính của Trung Quốc về Việt Nam, đồng thời, đến tận chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) để xác minh sự việc. Kết quả là không có một cân xoài Trung Quốc nào được nhập về…
Thực ra, đối với những người am hiểu về nông sản, đặc biệt là trái cây, khi đọc thông tin này, họ đều buồn cười. Bởi, mùa này Trung Quốc lấy đâu ra lắm xoài thế mà xuất sang Việt Nam, vì khí hậu của họ đâu có thích hợp cho trồng xoài. Họ còn đang phải nhập xoài Việt Nam cơ mà. Minh chứng trong danh mục các nhóm hàng hoa quả nhập khẩu về Việt Nam do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VIII Lào Cai cung cấp, không có lấy một cân xoài Trung Quốc nào.
Chợt nhớ, cách đây không lâu, tin đồn bắp (ngô) được nông dân trồng và luộc bằng hóa chất đã khiến người nông dân thiệt hại không nhỏ, người tiêu dùng hoang mang. Sau này, dù cho Bộ Y tế bác bỏ nhưng việc tung tin sai sự thật đó đã gây thiệt hại không nhỏ cho SX.
Ngay cả con cá tra Việt Nam, loại thực phẩm giàu chất đạm mà lâu nay Việt Nam vẫn cung cấp hơn 95% nguồn cá tra thương phẩm cho thị trường thế giới bỗng dưng cũng bị Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) cho là có chất độc, bỗng dưng bị đưa vào danh sách đỏ rồi được khuyến cáo không nên ăn. Mà tổ chức đưa ra cái gọi là tuyên bố này lại chưa bao giờ đến Việt Nam, chưa bao giờ nhìn thấy các ao nuôi cá tại Việt Nam, chỉ là nghe lại từ một Cty thứ ba.
Ấy cũng chính là một loại tin đồn nhảm thất thiệt nguy hại. Dẫu rằng chỉ trong ít ngày tổ chức WWF đã kịp thời đến Việt Nam để nhận lỗi, sửa sai, trả lại con cá tra về giá trị đúng của nó, thế nhưng thông tin thất thiệt như thế đã làm nhiều người nuôi cá hoang mang, khiến các tổ chức, hiệp hội ngành nghề, các đơn vị cơ quan liên quan phải tốn thời gian, tiền bạc và công sức để chứng minh một sự thật đã hiển nhiên từ bao lâu nay.
Related news

Năm 2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bà Rịa - Vũng Tàu tiến hành xây dựng 10 mô hình nuôi trồng thủy sản tại các huyện Đất Đỏ, Long Điền, Xuyên Mộc, Châu Đức và TP. Vũng Tàu.

Quý I-2015, diện tích nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh An Giang gần 545 héc-ta (tăng 2,3% so cùng kỳ), trong đó, diện tích nuôi cá tra gần 340 héc-ta (tương đương cùng kỳ). Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 52.000 tấn (tăng 4,8% so cùng kỳ), trong đó, sản lượng cá tra 44.000 tấn (tăng 2,1% so cùng kỳ).
Ngành Nông nghiệp huyện Phước Long (Bạc Liêu) vừa nghiệm thu thành công mô hình nuôi lươn trong bể lót bạt bằng giá thể tại xã Vĩnh Phú Tây.
Chăn nuôi được đánh giá sẽ chịu “tổn thương” rõ nét nhất trong ngành nông nghiệp khi các hiệp định thương mại tự do có hiệu lực. Xây dựng hợp tác xã chăn nuôi được cho là một hướng đi tốt để giảm thiểu những tổn thương này.

Sau khi ủ, lên men 12 ngày hỗn hợp vỏ trái cacao, muối và cám gạo là có thể sử dụng làm thức ăn cho heo rừng.