Khởi nghiệp bằng kỹ thuật biến cải DNA cây trồng
Trong một phòng thí nghiệm ở ngoại ô Minneapolis, một công ty nhỏ chưa làm ra lợi nhuận gì, nhưng đang sẵn sàng để đánh bại các hãng nông nghiệp lớn nhất thế giới bằng bước đột phá đầy tiềm năng trong kỹ thuật di truyền – cho ra giống cây trồng mới đã được “biến cải DNA”.
Marco và Mayra Molina, đồng giám đốc của cơ sở Multi-Crop Transformation.
Calyxt, một công ty được thành lập cách đây tám năm do một giáo sư di truyền học đồng sáng lập, đã thay đổi gien của cây đậu nành để sản xuất dầu có lợi cho sức khoẻ hơn bằng kỹ thuật tiên tiến so với kiểu biến đổi gien thông thường. 78 nông dân đã trồng loại đậu này hồi mùa xuân trên 6,8ha ở bang Dakota Nam và Minnesota với giống được cho là lần đầu tiên được biên tập gien thương mại hoá.
Các công ty khổng lồ về biến đổi gien như Monsanto, Syngenta AG và DowDuPont chỉ đang làm theo công nghệ nổi lên từ những năm 1990, giờ đây đang phải đối mặt với các startup và những đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn, vì giống cây trồng biên tập gien chi phí cực kỳ thấp và bộ Nông nghiệp Mỹ quyết định không cản trở. Tương đối vô danh tiểu tốt, các hãng Calyxt, Cibus, và Benson Hill Biosystems đã vượt lên trong các dự án biến cải gien của họ trong một cuộc đua chống lại các gã không lồ. “Một công ty nhỏ bé và nhanh nhạy có thể hoàn thành những việc đó đã thu hút được sự quan tâm trong ngành,” CEO Calyxt Federico Tripodi, nói. Công ty hiện chỉ có 45 người.
Biến cải gien nhằm đưa ra các vụ thu hoạch nhiều hơn với một loạt các đặc tính đáng quý – cà chua có hương vị ngon hơn, lúa mì hàm lượng gluten thấp, táo không bị nâu (khi bổ ra), đậu nành chịu hạn hoặc khoai tây trữ lạnh tốt hơn, Những tiến bộ này cũng có thể làm tăng gấp đôi thị trường giống sinh học 15 tỷ USD trên toàn cầu trong vòng một thập kỷ, nhà phân tích Nick Anderson của ngân hàng đầu tư Berenberg đánh giá.
Bối cảnh cạnh tranh mới có thể thúc đẩy nhiều mối quan hệ đối tác và nhượng quyền giữa các công ty lớn và nhỏ, cũng như với các đại học và các tổ chức nghiên cứu khác, nữ phát ngôn viên Monsanto (vừa được Bayer AG mua lại) Camille Lynne Scott nhận định. Hãng này đã đầu tư 100 triệu USD cho startup Pairwise Plants trong năm nay, để tăng tốc phát triển các giống cây được biến cải gien.
Benson Hill có trụ sở tại Carolina Bắc, thành lập năm 2012, đặt tên theo hai nhà khoa học, chuyên nhượng quyền công nghệ cây trồng cho các công ty khác. Họ quyết định sản xuất bắp cao sản cho công ty vì chi phí phát triển thấp, CEO Matt Crisp cho biết.Calyxt dự kiến bán dầu từ đậu nành điều chỉnh gien của hãng cho các công ty thực phẩm.
Phát triển và tiếp thị một loại giống biến đổi gien kiểu cũ có thể ngốn gọn đến 150 triệu USD – chuyện mà các ông bự mới cáng đáng nổi; với biến cải gien chi phí ấy có thể giảm đến 90%, Crisp nhận định. Ông nói: “Chúng tôi đang thấy rất nhiều tổ chức quan tâm đến biến cải gien. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của công nghệ và cho thấy chúng ta đang ở thời điểm then chốt để hiện đại hoá hệ thống thực phẩm”.
Những người ủng hộ biến cải gien cho rằng công nghệ cho phép đạt mức chính xác cao hơn so với cách làm cũ.Các hãng công nghệ sinh học hy vọng rằng công nghệ có thể không bị quy chụp là “Frankenfood” (thực phẩm biến đổi gien – GMO).Nhưng sự chấp thuận của các cơ quan quản lý và của công chúng vẫn còn bấp bênh. Toà tư pháp của EU hôm 25/7 phán quyết rằng các kỹ thuật biến cải gien phải tuân theo quy định về cây trồng GMO. Hiệp hội Hoá chất Đức gọi quyết định đó là “thù địch với sự tiến bộ”.
FDA của Mỹ sẽ có các quy định về bảo đảm an toàn cho người và vật đối với kỹ thuật biến cải gien, để các công ty đưa ra các sản phẩm có lợi cho thị trường. USDA cho rằng các sản phẩm do hai phương pháp khác nhau không thể phân biệt được đặc tính, nên không cần quản lý.
Mặc dầu không có sự phản đối rộng rãi của người tiêu dùng, nhưng các nhà hoạt động chống lại GMO vẫn coi việc đụng chạm tới DNA là đáng nghi ngại.
Related news
Là thế hệ 9X, Lê Hoàng Hưng (SN 1992, ngụ ở P. Long Bình, Q.9, TP.HCM) rất đam mê trồng phong lan, khởi nghiệp và thành công từ lan.
Với thuận lợi về điều kiện tự nhiên cùng kinh nghiệm lâu năm, người dân vùng cao Na Hang, Tuyên Quang không chỉ thoát nghèo từ nuôi trâu mà còn góp phần
Từ năm 2006, ông Tỵ chưa bao giờ phun thuốc trừ sâu hóa học lên cây mà chỉ tự chế công thức diệt cỏ từ phân bón