Khoảng 90 Hécta Mía Bị Cháy

Theo phản ánh của một số nông dân ở các vùng trồng mía lớn thuộc các huyện: Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Thống Nhất (Đồng Nai)..., thời tiết hanh khô, không có mưa kéo dài khiến nhiều diện tích mía bị cháy.
Ông Trương Hùng Dũng, ở xã Hưng Thịnh (huyện Trảng Bom), cho hay có gần 20 hécta mía bị cháy. Mía cháy khiến năng suất giảm gần một nửa, đồng thời mía cháy đưa về Nhà máy Biên Hòa - Trị An bị trừ 60 ngàn đồng/tấn. Mỗi hécta mía ngoài thiệt hại về năng suất giảm còn mất thêm khoảng 3 triệu đồng. Hiện đang vào giữa mùa khô, đa số mía đều bị khô, nguy cơ cháy rất cao.
Ông Trần Văn Ngà, Phó giám đốc Nhà máy đường Biên Hòa - Trị An, cho biết đến thời điểm này, nhà máy đã mua khoảng 4.600 tấn mía bị cháy của nông dân, tương đương khoảng 90 hécta, giảm khá nhiều so với vụ mía năm trước. Đồng thời, ông Ngà cho hay, nhà máy dự kiến đến cuối vụ sẽ hoàn lại số tiền đã trừ của các hộ có mía bị cháy.
Related news

Từng trải qua giai đoạn suýt phá sản vì bệnh dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên, Hợp tác xã (HTX) Hoàng Long (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai) vẫn đứng vững.

Với quyết tâm làm giàu cùng với bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, bác Vũ Văn Sai thôn Tô Xuyên, xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình đã xây dựng.

Với những lợi thế chi phí đầu tư thấp, mang lại lợi nhuận cao, thân thiện với môi trường, qua hơn 10 năm áp dụng, mô hình nuôi sò huyết xen canh với tôm.

Với hơn 400ha diện tích ven sông Cửa Lấp, những năm gần đây, huyện Long Điền đã dành nhiều nguồn lực phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.

Ông Lê Văn Sấm (Ba Sấm) sinh năm 1958, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú (Bến Tre) từng thất bại với nghề nuôi tôm, thua lỗ có lúc phải bán đất để trả nợ.