Khoai tây Trung Quốc được phù phép thành đặc sản Đà Lạt
Nhân viên Ban quản lý chợ nông sản Đà Lạt cho biết, từ giữa tháng 7/2015, khoai tây Trung Quốc đã bắt đầu được tiểu thương nhập về theo từng xe khối lượng trên 20 tấn. Cao điểm vào dịp cuối tháng 7, hàng loạt chuyến xe chở khoai tây đến chợ nông sản Đà Lạt với tổng khối lượng khoảng 140 tấn. Trong mấy ngày đầu tháng 8 cũng có trên 60 tấn khoai Trung Quốc được tiểu thương nhập về, các lô hàng đều có hoá đơn chứng từ đầy đủ với giá ghi trên hoá đơn rất rẻ, chỉ từ 2.800 – 3.500 đồng/kg.
Điều đáng nói là sau khi nhập khẩu khoai tây Trung Quốc về, các tiểu thương sẽ dùng thủ thuật để biến thành khoai tây Đà Lạt bằng cách bôi đất đỏ, tẩy rửa, làm cho khoai tây có màu đỏ nhạt. Khi đã thành khoai tây Đà Lạt "chính hiệu", giá bán buôn khoai được đẩy lên tới 13.000 - 15.000 đồng/kg theo thời điểm hiện nay. Ở nhiều thời điểm, giá có thể lên tới 20.000 - 30.000 đồng/kg.
Hàng năm, vào dịp cuối tháng 7 đầu tháng 8 là thời điểm khoai tây Đà Lạt bắt đầu khan hiếm do đã qua vụ thu hoạch từ lâu, lượng khoai được người dân tích trữ trong kho cũng bị hư hỏng, nảy mầm. Nguồn cung khoai tây Đà Lạt cho thị trường sụt giảm nên giá bị đẩy lên cao nhiều lần so với chính vụ. Đây cũng là lúc các tiểu thương chợ đầu mối nông sản Đà Lạt bắt đầu nhập khoai tây Trung Quốc về với giá khá rẻ. Sau khi được “tân trang”, khoai tây sẽ chuyển đi tiêu thụ tại thị trường khắp trong cả nước… với giá bán cao hơn rất nhiều so với giá gốc. Theo Ban quản lý chợ nông sản thành phố Đà Lạt, hầu hết lượng khoai tây nhập khẩu về có cùng một đơn vị cung cấp tại tỉnh Lạng Sơn, khoai tây được nhập tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân Thanh.
Khoai tây Đà Lạt từ lâu đã có thương hiệu, giá trị kinh tế cao vì chất lượng cao hơn nhiều so với khoai tây ở nơi khác. Việc sử dụng khoai tây Trung Quốc để cung cấp cho thị trường trong nước với thương hiệu khoai tây Đà Lạt là hành vi gian lận thương mại. Điều này sẽ tiếp tục làm ảnh hưởng nặng nề đến thương hiệu khoai tây Đà Lạt, gây thiệt hại cho nông dân và các tiểu thương kinh doanh chân chính. Vấn đề này cần được các cơ quan chức năng của địa phương tích cực vào cuộc để ngăn chặn.
Related news
Trong khi các vùng triều trong tỉnh Quảng Ngãi, người nuôi tôm điêu đứng vì tôm dịch bệnh, nhiều hộ phải bỏ hồ hoang thì ở cánh đồng triều thuộc xã Tịnh Kỳ (Sơn Tịnh) nông dân đã chuyển sang nuôi cá chẽm. Hơn 3 năm cá chẽm đã sống thích nghi với nguồn nước đồng triều nơi này và giải quyết được cuộc sống khốn khó cho bà con. Riêng vụ mùa năm nay, bà con nuôi cá vừa được mùa, được giá nên niềm vui như nhân đôi.
Hợp tác xã (HTX) chăn nuôi hươu, nai Hiếu Liêm (xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai) vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa tập thể.
Sau khoảng 4 năm triển khai thực hiện chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, đến nay toàn tỉnh Bình Thuận đã có trên 5.300 ha/6.600 hộ được cấp giấy chứng nhận. Đây là kết quả từ sự nỗ lực không ngừng của ngành nông nghiệp và đông đảo nông dân. Tuy nhiên, việc làm ý nghĩa này đang chứa đựng nhiều thách thức, đến từ phía người trồng thanh long…
Ngày 11.6, ông Hoàng Trung, Phó cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cảnh báo số vụ rau quả vi phạm chất lượng xuất khẩu sang các nước Liên minh châu Âu (EU) ngày càng gia tăng.
Trong thời gian gần đây, nhiều nông dân ở xã Đắk Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đã áp dụng mô hình trồng bí đỏ lấy hạt, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 - 6 lần so với trồng bắp.