Khổ qua gặp mưa tốt trái, giá tăng gấp đôi
Theo các hộ nông dân trồng khổ qua tại huyện Bác Ái (Ninh Thuận), giá khổ qua đã tăng mạnh trong thời gian gần đây. Nguyên nhân tăng mạnh được các nông dân xác định do xuất hiện mưa nên khổ qua phát triển tốt, trái xanh mướt và thị trường tiêu thụ mạnh dẫn đến giá thành tăng gấp đôi. Giá thành tăng mạnh đem lại tín hiệu vui cho các nông dân trồng khổ qua, với giá bán hiện tại nhiều hộ nông dân đang có lãi khá.
Anh Chamalé Âu (xã Phước Trung, huyện Bác Ái) vui mừng cho biết: “ Gia đình trồng được diện tích 5 sào khổ qua, tháng trước cứ 2- 3 ngày sẽ cho thu hoạch một đợt, giá bán tại vườn dao động từ 4.000 – 4.500 đồng/kg”.
Giàn khổ qua trĩu quả.
Nhưng khoảng gần 10 ngày nay tại địa phương thời tiết có mưa vừa dẫn đến khổ qua phát triển tốt, thị trường hút hàng nên giá bán ra tăng. Cách đây 2 ngày anh Âu thu hoạch được 4 tạ, bán với giá dao động từ 8.000 – 9.000 đồng/kg, thu nhập hơn 3,2 triệu đồng/đợt, trừ chi phí lãi 2,5 triệu đồng/đợt, thu nhập tăng gấp đôi so với tháng trước đó. Nhờ áp dụng kỹ thuật tưới nước tiết kiệm hạn chế các loại sâu bệnh và hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu nên khổ qua có mã đẹp, các thương lái ưa chuộng. Anh Âu khoe, với giá bán này thì mỗi tháng gia đình sẽ thu nhập trên 25 triệu đồng.
Khổ qua tăng giá gấp đôi.
Có chung niền vui với anh Âu, chị Võ Thị My chia sẻ, gia đình có 2 sào khổ qua, các tháng trước thu hoạch bán giá rất thấp chỉ 4.000 đồng/kg. Gần đây, giá bán khổ qua bình quân 8.500 đồng/kg, giá bán cao cộng thêm khổ qua đang thu hoạch được mùa nên gia đình chị rất mừng.
Related news
“Đến năm 2050, mực nước biển tại ĐBSCL dâng lên khoảng 30cm; đến năm 2100 dâng lên khoảng 75cm; nếu nước biển dâng 100cm sẽ đe doạ 38,9% diện tích ĐBSCL”. Đó là cảnh báo của các chuyên gia tại Hội nghị về Thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH), quản lý tổng hợp tài nguyên nước vùng ĐBSCL diễn ra tại Cà Mau ngày 26.9.
Chiều 27.9, Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM đã tổ chức Hội thảo "20 năm thương mại hoá cây trồng công nghệ sinh học trên thế giới và thực trạng tại Việt Nam". Tại đây, nhiều ý kiến cho rằng phát triển cây trồng công nghệ sinh học (CNSH) tại Việt Nam còn chưa như mong đợi, khi mới chỉ có 1.000 tấn hạt giống ngô được nhập khẩu.
Trao đổi với NTNN ngày 27.9, các chuyên gia kinh tế và nông nghiệp cho rằng, không chỉ trong năm nay mà cả trong những năm tới, mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo sẽ tiếp tục rơi vào khủng hoảng. Nếu không sớm có chiến lược phù hợp, chúng ta sẽ mất hết thị trường xuất khẩu gạo truyền thống vào tay Thái Lan và các đối thủ khác.