Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Khi nào thay chất độn chuồng gà

Khi nào thay chất độn chuồng gà
Author: vcn.vnn.vn
Publish date: Tuesday. April 12th, 2016

Khi xây dựng chuồng gà, nền chuồng phải được đầm kỹ để tránh chuột làm tổ, mặt nền chỉ láng lớp vữa bata cát vàng mà không nên đánh bóng vì nếu đánh bóng bằng xi măng như ta xây bể nước thì vừa tốn kém, lãng phí không cần thiết, vừa không thoát hơi nước.

Khi thời tiết nồm sẽ dễ bị ướt, thấm vào lớp chất độn, gà sẽ bị lạnh chân dễ bị bệnh.

Chất độn chuồng dùng nhiều hay ít phụ thuộc vào nền chuồng, mùa thời tiết, số đầu gà, mức độ thông thoáng, quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và thời gian nuôi.

Thông thường phoi bào có thể đổ dày 15-20 cm và gà nuôi trên lớp phoi bào này cho đến 45-50 ngày tuổi và không cần phải thay hoặc chỉ thay cục bộ tại những nơi máng uống nước chảy ra đẫm ướt.

Nếu lớp phoi bào dày chỉ được 8-10 cm thì sau 3-4 tuần ta phải thay lớp khác.

Vào mùa đông khí hậu khô ráo ta có thể kéo dài thời gian sử dụng lớp độn chuồng thêm 1-2 tuần nữa vẫn tốt.

Nhưng vào mùa mưa phùn, độ ẩm cao nền chuồng không thoát khỏi hơi nước thì thời gian sử dụng chất độn lại giảm đi 1-2 tuần.

Nói tóm lại khi nào thấy chất độn chuồng bị ướt ta phải thay ngay.

Gà không ưa ẩm ướt, thích khô ráo, do đó thay chất độn vào lúc nào là tùy tình hình cụ thể của chuồng nuôi, miễn sao đạt được mục đích, chuồng và nền chuồng gà luôn luôn phải khô.

 


Related news

Cẩn thận với ổ lót trứng Cẩn thận với ổ lót trứng

Mùn cưa dùng để lót trứng cho khỏi vỡ (mỗi khi vận chuyển trứng) lại chính là nơi ẩn náu lý tưởng của một họ vi khuẩn gây hại có tên là Enterobacteriaceae. Đây là nhận định mới được đưa ra bởi các nhà khoa học ở Athens (Hoa Kỳ).

Tuesday. April 12th, 2016
Nghiên cứu thực hành ấp nở - Ảnh hưởng của dinh dưỡng - Phần 1 Nghiên cứu thực hành ấp nở - Ảnh hưởng của dinh dưỡng - Phần 1

Trong bài báo thứ 10 trong loạt bài này, TS. Steve Tullett - cố vấn cho Công ty Aviagen chuyên về ấp nở trứng và khả năng sinh sản- phác thảo những tác động của dinh dưỡng đến thiểu năng sinh sản, tỷ lệ phôi chết và khả năng nở. Bài báo này là một phần tạp chí của trường Kỹ thuật Ross, tiêu đề là "Điều tra thực hành ấp nở".

Tuesday. April 12th, 2016
Nghiên cứu thực hành ấp nở - Ảnh hưởng của dinh dưỡng - Phần 2 (Phần cuối) Nghiên cứu thực hành ấp nở - Ảnh hưởng của dinh dưỡng - Phần 2 (Phần cuối)

Nghiên cứu thực hành ấp nở - Ảnh hưởng của dinh dưỡng - Phần 2 (Phần cuối)

Tuesday. April 12th, 2016