Khi Cây Ớt Bị Chết Nhanh
Bà con nông dân ở vùng rẫy Long Hồ và Bình Minh có nhiều kinh nghiệm trong phòng trị các bệnh cho cây ớt- cây có giá trị kinh tế cao trong mùa mưa lũ như hiện nay. Trong mùa này, thủy cấp trong nhiều vùng ở đồng bằng dâng cao do đang vào mùa lũ và ẩm độ trong không khí cũng cao (mưa nhiều xen kẽ với nắng), nên không thích hợp với sự phát triển của cây ớt, vì là loại cây thích đất xốp thông thoáng. Bệnh gây thiệt hại lớn thường gặp trong lúc này của cây ớt là bệnh héo rũ khiến cây chết rất nhanh.
Theo bà con, bệnh do nấm gây ra (nấm Pythium sp. Và Fusarium sp.).Mầm bệnh thường lưu tồn trong đất, bã thực vật, nhất là các loại cây có mang bệnh này ở vụ trước. Rẫy ớt bị bệnh này thường là các rẫy thoát nước không tốt và việc luân canh cây trồng không hợp lý, nhất là vụ trước cũng trồng ớt. Trong rẫy ớt bị bệnh, rải rác có những cây có hiện tượng sáng và chiều lá vẫn tươi, nhưng trưa lại héo. Sau đó vài ngày, các cây ớt này nhanh chóng héo hoàn toàn, lá rụng và trái ớt bị giảm kích thước đáng kể. Nhổ cây ớt lên sẽ thấy rễ bị thối và có màu nâu.
Khi phát hiện trong rẫy ớt có hiện thượng này, phải lập tức nhổ bỏ các cây bệnh và tiêu hủy ngay để diệt mầm bệnh, tránh lây lan qua cây khác và cả các loại cây của vụ rẫy sau. Phòng và trị bệnh cho cây ớt lúc này bằng cách phun cho cây các loại phân bón lá giàu Can-xi như Caltrac, BoroCa, Hợp trí CaSi,… và phun các loại thuốc có gốc Fosetyl Alumium, Metalaxyl theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì, kết hợp việc khai nước ra cho ruộng thông thoáng. Trong bón phân, chú ý dùng phân cân đối, nên tăng cường phân hữu cơ, phân hữu cơ sinh học như Super Humic… Sẽ hiệu quả hơn nếu kết hợp với sử dụng các sản phẩm có chứa nấm đối kháng Trichoderma, nhằm tiêu diệt mầm bệnh trên rẫy. Tuy nhiên, biện pháp hóa học không mang lại hiệu quả hữu hiệu nhất, mà phải dùng biện pháp tổng hợp nói trên, chú ý tuyệt đối không dùng hạt giống có mầm bệnh (lấy ở rẫy có cây bị bệnh) và xử lý đất trước khi xuống giống bằng các loại thuốc gốc đồng có bán nhiều trên thị trường.
Related news
Ớt sừng vàng Châu Phi là giống ớt khi chín trái có màu hơi vàng, đỏ tươi chứ không đỏ sẫm như ớt sừng trâu bình thường và đang được tiêu thụ mạnh trên thị trường với giá khá khả quan
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng trong SX nông nghiệp nhằm tăng thêm thu nhập cho bà con nông dân và tận dụng điều kiện thuận lợi của một vùng đất bãi phù sa sông Hồng rộng lớn, vụ ĐX năm nay xã Minh Châu, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây đã đưa nhiều loại cây trồng mới cho năng suất cao, cho hiệu quả kinh tế cao vào gieo trồng. Nhiều giống cây trồng mới như ngô lai, ngô rau bao tử, đậu tương, ớt cay cao sản, cà chua, dưa chuột v.v ...
Bệnh thường gây hại trên trái, nhất là trái non của ớt, dưa leo và mướp. Trái thường bị thối từ chớp trái thối lên, trên vùng thối, bào tử nấm tạo thành lớp mốc xám. Trái bị thối khô tóp lại.
Bà con nông dân ở vùng rẫy Long Hồ và Bình Minh có nhiều kinh nghiệm trong phòng trị các bệnh cho cây ớt- cây có giá trị kinh tế cao trong mùa mưa lũ như hiện nay. Trong mùa này, thủy cấp trong nhiều vùng ở đồng bằng dâng cao do đang vào mùa lũ và ẩm độ trong không khí cũng cao (mưa nhiều xen kẽ với nắng), nên không thích hợp với sự phát triển của cây ớt, vì là loại cây thích đất xốp thông thoáng. Bệnh gây thiệt hại lớn thường gặp trong lúc này của cây ớt là bệnh héo rũ khiến cây chết rất nhanh.
Trên cây ớt, bên cạnh một số đối tượng sâu bệnh hại thường gặp như bệnh thối trái, sương mai, rệp sáp, sâu ăn lá... thì bệnh thán thư (còn gọi là bệnh nổ trái) do nấm Colletotrichum spp. gây nên cũng có những tác hại nghiêm trọng.