Khẳng định mũi nhọn kinh tế thuỷ sản
Thu hoạch tôm nuôi tại xã Vạn Ninh (Móng Cái - Quảng Ninh).
Diện tích nuôi tăng mạnh
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, những năm gần đây, diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh liên tục tăng, bình quân luôn đạt trên 20.100ha, trong đó, diện tích nuôi thuỷ sản nước ngọt đạt 3.462ha; diện tích nuôi mặn lợ đạt 16.638ha.
Nhận thấy hiệu quả của nghề nuôi trồng thuỷ sản, người dân và các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư nuôi theo hình thức thâm canh cho hiệu quả kinh tế cao.
Vụ nuôi năm nay, toàn tỉnh thả nuôi 20.126ha thuỷ sản các loại, trong đó diện tích nuôi thâm canh lên tới 2.034ha, tăng 735ha so với năm 2014.
Riêng diện tích nuôi tôm toàn tỉnh hàng năm luôn đạt trên 9.800ha. Nhiều vùng nuôi tôm thẻ chân trắng đạt năng suất cao từ 10-15 tấn/ha/2 vụ, tại TP Móng Cái có những đơn vị, hộ gia đình nuôi đạt sản lượng trên 20 tấn/ha/2 vụ.
Sản lượng nuôi trồng thuỷ sản hàng năm luôn đạt hơn 42.000 tấn. Riêng những tháng đầu năm nay, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 29.272 tấn, bằng 71,4% kế hoạch và tăng 21,8% so với cùng kỳ.
Đặc biệt, những năm gần đây, tình hình sản xuất và cung ứng giống thuỷ sản trên địa bàn đã có những chuyển biến tích cực.
Hiện nay toàn tỉnh có 17 cơ sở sản xuất và kinh doanh giống thuỷ sản, vụ nuôi này, các cơ sở đã sản xuất được 991 triệu con giống các loại, tăng 305 triệu con, tương ứng tăng 44,5% so với cùng kỳ, trong đó:
Tôm 646 triệu con, cá 107 triệu con, nhuyễn thể 190 triệu con, giống thuỷ sản khác 48 triệu con, đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu giống thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.
Giảm khai thác gần bờ
Trong lĩnh vực khai thác thuỷ sản, mặc dù những năm gần đây, số lượng tàu khai thác trên địa bàn tỉnh giảm mạnh song chủ yếu là giảm các tàu khai thác có công suất nhỏ, trong khi đó, đội tàu công suất lớn khai thác tuyến khơi lại tăng mạnh.
Hiện toàn tỉnh có hơn 8.300 tàu khai thác thuỷ sản, thì tàu khai thác xa bờ có công suất trên 90CV có 316 chiếc.
Chỉ tính trong 9 tháng đầu năm nay, đội tàu xa bờ của tỉnh đã tăng lên 122 phương tiện so với năm 2014. Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản hàng năm luôn đạt 56.000 - 60.000 tấn.
Mặc dù thời tiết những tháng đầu năm không thuận lợi, song bà con ngư dân trong tỉnh đã khai thác được 45.249 tấn thuỷ sản các loại, đạt 80,8% kế hoạch và tăng 2,4% so với cùng kỳ.
Cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản bước đầu đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần các loại nghề và phương thức đánh bắt tận thu, huỷ diệt nguồn lợi thuỷ sản; tăng các loại nghề có tính chọn lọc cao thân thiện với môi trường được bà con ngư dân áp dụng như các họ nghề: Lưới rê, chài chụp, nghề câu, tàu dịch vụ...
Đến nay, trong tỉnh đã hình thành 7 tổ đội sản xuất với 94 tàu tham gia và 299 lao động, 2 hợp tác xã khai thác thuỷ sản; 10 nghiệp đoàn nghề cá với 135 tàu cá tham gia.
Hạ tầng khu neo đậu tránh trú bão tàu thuyền nghề cá cũng được quan tâm đầu tư với 53 khu neo đậu tránh trú bão tự nhiên và 8 khu neo đậu tránh trú bão được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến nay đã có 5 dự án đang được triển khai thực hiện.
Đối với chế biến, tổng công suất chế biến của các cơ sở chế biến thuỷ sản trong tỉnh đạt khoảng 7.500 tấn/năm.
Nâng cao giá trị gia tăng của thuỷ sản
Công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thuỷ sản được tỉnh đặc biệt quan tâm.
Đến nay, ngành đã triển khai tổ chức 6 dự án cấp nhà nước thuộc chương trình “Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi” thuộc lĩnh vực thuỷ sản với tổng kinh phí là 37.823 triệu đồng.
Các dự án này đã giúp Quảng Ninh tiếp nhận và ứng dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực thuỷ sản để chủ động sản xuất một số giống thuỷ sản đảm bảo chất lượng, trên cơ sở đó để phát triển vùng sản xuất tập trung cho các sản phẩm thế mạnh của địa phương như cua biển, cá song, ghẹ xanh...
Đặc biệt, để thúc đẩy kinh tế thuỷ sản trên địa bàn phát triển ổn định, bền vững, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 13 về phát triển kinh tế thuỷ sản Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Đây thực sự đã trở thành động lực tạo sự chuyển biến tích cực cho kinh tế thuỷ sản với vai trò là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, là chủ lực của kinh tế ngành nông nghiệp.
Theo đó, mục tiêu đưa ra là phát triển thuỷ sản toàn diện cả về nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá theo hướng công nghiệp, sản xuất hàng hoá phục vụ du lịch, dịch vụ cao cấp, đẩy mạnh xuất khẩu, gia tăng giá trị và bền vững.
Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế thuỷ sản chiếm 3% GDP của tỉnh, đóng góp 60 - 65% GDP trong khối nông - lâm - ngư nghiệp; giá trị sản xuất thuỷ sản đạt trên 6.000 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng sản xuất đạt từ 13 - 14%/năm;
Tổng sản lượng thuỷ sản đạt trên 130.000 tấn.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Công, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Thực hiện Nghị quyết 13 về phát triển kinh tế thuỷ sản, Sở đã đã thành lập Tổ thuỷ sản thuộc Sở để tham mưu giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 13; tập trung chỉ đạo lập Đề án phát triển kinh tế thuỷ sản;
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030; tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển kinh tế thuỷ sản...
Cùng với việc đầu tư về cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản, Quảng Ninh đã chủ động làm việc với Vụ Nuôi trồng thuỷ sản, Viện Nuôi trồng thuỷ sản, Trường Đại học Nha Trang về định hướng chiến lược, đào tạo nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ nuôi trồng thuỷ sản; phối hợp với Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD) tổ chức triển khai thực hiện
Dự án liên minh Vịnh Hạ Long - Cát Bà nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng với mục tiêu góp phần phát triển bền vững Vịnh Hạ Long.
Chủ động kêu gọi đầu tư, công tác xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giữa các địa phương, doanh nghiệp của tỉnh và các doanh nghiệp của Đài Loan, Nhật Bản, Israel...
Đây có thể xem là động lực tạo chuyển biến mạnh mẽ cho kinh tế thuỷ sản Quảng Ninh trong thời gian tới.
Related news
Ra riêng với 2 công ruộng trồng lúa của cha mẹ cho vào năm 1990, cuộc sống gia đình mới Nguyễn Nghĩa Dũng (ấp Nam, xã Dưỡng Điềm, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) rất khó khăn. Với bản tính ham mê chăn nuôi nhưng lại không có vốn, vợ chồng anh Dũng đã phải xin và được cha mẹ đồng ý cho bán đồ cưới để mua một con heo nái về nuôi.
Nhằm khuyến khích bà con nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, ổn định và bền vững, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Yên Sơn thực hiện mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học tại xã Mỹ Bằng (Yên Sơn). Đến nay bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.
Trong những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đã áp dụng tiến bộ khoa học vào chăn nuôi bò vỗ béo nhưng với phương thức đơn giản như nuôi từ lúc bò mẹ đẻ ra đến lúc thịt, một số khác thì mua bò, bê về nuôi chăn thả, tận dụng nguồn cỏ tự nhiên và phụ phẩm của ngành trồng trọt, có bổ sung thức ăn tinh nhưng với một phần nhỏ, chủ yếu là ngô, cám gạo cho nên chưa khai thác hết tiềm năng tăng trọng của bò khi đưa vào vỗ béo. Hơn nữa, thời gian nuôi còn kéo dài nên hiệu quả chưa cao.
Tiểu Cần (Trà Vinh) là huyện có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là cây lúa, với diện tích đất tự nhiên trên 22.000ha, trong đó đất nông nghiệp có hơn 19.000ha, riêng đất trồng lúa trên 13.400ha. Ngoài ra trên địa bàn còn có một số diện tích đất giồng cát tập trung ở các xã Hiếu Tử, Hiếu Trung, Phú Cần và Long Thới. Nhân dân sinh sống trên đất giồng cát theo tập quán lâu đời thường tr
Bà con nông dân đánh giá cao cây trồng biến đổi gen nhờ những đặc tính vượt trội do đó cần sớm được triển khai rộng rãi.