Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Khắc phục lợn mẹ cắn con

Khắc phục lợn mẹ cắn con
Author: KHCNN
Publish date: Tuesday. December 22nd, 2015

Lợn mẹ cắn bị thương hoặc ăn thịt con sau khi đẻ: Do nhiều nguyên nhân khác nhau, ví dụ lợn mẹ thiếu dinh dưỡng khi chửa, đẻ; Lợn mẹ quen ăn thịt sống; Do bị Stress,...

Cách khắc phục: Chăm sóc lợn mẹ chu đáo, cho ăn đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là Protein; vitamin và khoáng khi chửa kỳ II và nuôi con. Khi đẻ không được cho lợn mẹ ăn nhau sống do chúng hoặc con khác thải ra, không cho lợn mẹ ăn các loại thịt sống, vì như vậy sẽ tạo phản xạ cho lợn mẹ thèm ăn thịt sống dẫn đến chúng ăn thịt con.

Dùng cồn 700B hoặc rượu mạnh 500B, lấy xi lanh nhựa dung tích 5ml hút 2ml cồn hoặc rượu, nhẹ nhàng nhỏ vào hai bện lỗ tai lợn mẹ. Cồn hoặc rượu thấm vào tai trong, tai giữa của lợn mẹ làm chúng khó chịu luôn lúc lắc đầu để vẩy vật lạ ra ngoài, bà con cần nhỏ cồn hoặc rượu sao cho lợn mẹ lúc lắc đầu liên tục trong 8-12 giờ, khiến chúng mệt nhoài, nhờ vậy mà quên phản xạ cắn con, trở nên thuần tính như các con lợn mẹ bình thường khác.

Khắc phục hiện tượng lợn mẹ cắn con lạ khi ghép đàn: Khi lợn mẹ sinh ít con, bà con thường mua thêm lợn con 1-2 ngày tuổi ghép đàn để tăng hiệu quả lứa nuôi. Trong nhiều trường hợp, lợn mẹ thường cắn lợn con lạ của đàn khác khi mang ghép chung.

Kinh nghiệm khắc phục hiện tượng này như sau: Trước khi thả lợn lạ vào đàn mới, bà con dùng rượu uống ngậm vào mồm phun ướt đều cả lợn con trong đàn và lợn con mới mua, để chúng có cùng mùi rượu, khiến khứu giác lợn mẹ không phân biệt được đâu là con mình sinh ra, đâu là lợn con khác đàn do vậy chúng không cắn những con được ghép chung đàn.

Khi mua thêm lợn con để ghép đàn, bà con cũng cần chú ý mua con của những lợn mẹ đẻ sai con, có lí lịch rõ ràng, không nên mua tạp nham ở chợ, không rõ lí lịch, tránh mua phải những đàn lợn bị bệnh truyền nhiễm làm hại cả đàn lợn nhà.

Những lợn con mua về cần cho uống kháng sinh phòng tiêu chảy trong 2-3 ngày, cho bú những bú đầu nhiều sữa để chúng lớn kịp những con khác trong đàn.

Để đảm bảo đàn lợn an toàn dịch bệnh, bà con nên tiêm sắt và tiêm phòng vacine theo lịch cho đàn lợn như sau: Tiêm sắt (Fe) hữu cơ dưới dạng Fedextran, Fedextrin hoặc gleptoferon 2 lần, mỗi con 300mg khi lợn con được 3 và 10 ngày tuổi.

Tiêm vacine: Trong điều kiện bình thường, phòng phó thương hàn khi lợn con đạt 15-20 ngày tuổi; phòng tả khi lợn đạt 28-30 ngày tuổi; phòng tụ - dấu hai lần khi lợn 45-60 ngày tuổi. Nếu trong vùng dịch loại bệnh gì cần tiêm phòng vacine bệnh đó sớm hơn.


Related news

Bệnh sán lá ruột lợn Bệnh sán lá ruột lợn

1. Nguyên nhân: Do một loại sán lá (nhân dân thường gọi là sán lá hạt hồng hay sán lá trầu) gây nên.

Tuesday. December 22nd, 2015
Bệnh lợn gạo, nguyên nhân và cách phòng trị Bệnh lợn gạo, nguyên nhân và cách phòng trị

1. Nguyên nhân: Do sán dây ở người gây ra. Trứng sán trong phân người nhiễm vào lợn qua đường tiêu hoá, phát triển thành ấu trùng nhiễm vào máu và cư trú ở mọi nơi như cơ, não và các cơ quan nội tạng (tim, phổi, gan...).

Tuesday. December 22nd, 2015
Bệnh bại liệt ở heo nái Bệnh bại liệt ở heo nái

Biểu hiện của bệnh bại liệt thường xảy ra trước và sau khi đẻ và hay gặp ở 2 chân sau.

Tuesday. December 22nd, 2015