Khắc phục hiện tượng nứt trái Trên cây bưởi da xanh
Hiện nay trên cây bưởi da xanh hiện tượng nứt trái xảy ra khá phổ biến, hiện tượng nứt trái nầy không chỉ xuất hiện trên cây bưởi mà còn xuất hiện trên các loại cây có múi khác như cam, quýt, chanh làm giảm năng suất và chất lượng trái, gây rụng và nứt trái do giảm khả năng đồng hóa và tích lũy các chất dinh dưỡng về trái.
Trên cây bưởi những loại sâu bệnh thường gặp như: Sâu vẽ bùa gây hại thời kỳ cây ra đọt, lá non các loại rầy rệp, các loại bệnh do vi khuẩn và nấm. Sự xuất hiện sâu, bệnh hại trên dẫn đến sức đề kháng của cây bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực, khả năng vận chuyển dinh dưỡng của cây giảm sút từ đó gây mất cân bằng dinh dưỡng dẫn đến trái thường bị nứt từ dưới đáy trái trở lên, sau một thời gian trái bị rụng.
Ngoài ra dinh dưỡng không đầy đủ và cân đối cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt trái, khi dinh dưỡng không đầy đủ và cân đối làm cho các tế bào vỏ trái nhanh già chết, cộng thêm bị nấm bệnh tấn công làm cho các nhóm tế bào nhanh bị tách rời nhau ra trong khi đó phần thịt trái (tép bưởi) vẫn phát triển tạo ra một áp lực đủ lớn lên vỏ trái do đó bưởi bị nứt trái. Hiện tượng nứt trái thấy rõ nhất ở những vườn kém chăm sóc, thiếu Canxi,tưới tiêu nước kém,…
Thiếu Bo cũng là một rối loạn dinh dưỡng phổ biến. Trong điều kiện mưa nhiều, Bo ở dạng B(OH)3 dễ dàng bị rửa trôi trong đất. Boron hữu dụng cho cây giảm khi pH đất gia tăng, đặc biệt trên đất đá vôi và đất có hàm lượng sét cao. Tính hữu dụng của Bo giảm nhiều trong điều kiện khô hạn, có lẽ do sự di động của Bo tới rễ giảm.. Khi thiếu Bo thành tế bào thực vật có xu hướng phân chia nhiều ra và sưng lên, và dẫn đến các tế bào bị suy yếu. Khi mầm mống vết bệnh xuất hiện dễ dàng xâm nhập vào trong tế bào.
Hiện nay, bà con nông dân trồng bưởi còn bón vôi và sử dụng phân hữu cơ rất ít nên hiện tượng thiếu Canxi và Bo trở nên phổ biến. Xu hướng bón nhiều phân hóa học đặc biệt là phân đạm (N) cùng với thời gian canh tác lâu năm đã khiến đất càng ngày càng suy thoái, độ chua của đất tăng, thường pH <4. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng hữu dụng từ đất cho cây trồng.
Để hạn chế hiện tượng nứt trái và rụng trái cần tiến hành các biện pháp sau:
- Tỉa cành: sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành đã mang trái (thường rất ngắn khoảng 10 – 25 cm), cành sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang trái, các cành đan chéo nhau. Đồng thời, cũng cần loại bỏ những cành vượt trong thời kỳ cây đang mang trái nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng và sâu bệnh cho cây.
- Đánh rãnh thoát nước cho cây trong mùa mưa và lúc triều cường.
Tuổi cây | Kích thích ra tược | Thúc ra hoa | Nuôi trái | Tổng cộng(kg/cây/năm) |
Loại phân lựa chọn/số lượng | NPK30-20-5 | NPK10-15-15 | NPK 20-10-20 | |
NPK25-7-7 | NPK15-30-15 | NPK 15-9-20 | ||
NPK 18-12-6 | NPK10-20-10 | NPK 12-11-18 | ||
Cây 7 năm tuổi | 1 | 1 | 2 | 4 |
- Bón phân cân đối các yếu tố dinh dưỡng thiết yếu đa-trung-vi lượng. Chú ý bón phân hữu cơ và các chế phẩm vi sinh như Trichoderma. Nếu đất chua cần bổ sung vôi bột 1- 1,5 kg/cây/năm. Tùy theo tuổi cây, tùy vào thời kỳ sinh trưởng mà nhà vườn có thể chọn lựa loại phân, chia làm nhiều lần để bón với liều lượng như sau. Ví dụ: Cây bưởi 7 năm tuổi (sử dụng phân chuyên dùng).
- Sử dụng chế phẩm ANOMIC vi lượng siêu CANXI- BO làm tăng cường độ bền vững của các nhóm tế bào vỏ trái.
Vi lượng siêu CANXI- BO.
- Phòng trừ sâu bệnh: Ngăn chặn tối đa các loại côn trùng chích hút vỏ quả. Từ các vết chích của côn trùng các loại nấm bệnh, vi khuẩn nhanh chóng phát triển làm cho vỏ trái bị tổn thương và sẽ bị nứt từ vết chích hút của côn trùng.
+ Đối với một số bệnh thường gặp như: bệnh thối trái, xì mủ do nấm Phytophthora sp., bệnh vàng lá thối rễ do nấm Fusarium có thể sử dụng Aliette 800WG, Mataxyl 25 WP, Ridomil Gold 680 WP, Thán thư, ghẻ sẹo sử dụng Topsin M 70 WP. Loét do vi khuẩn sử dụng Kasuran 47WP.
+ Đối với một số côn trùng như: Nhện, sâu ăn (lá, bông, trái), bọ trĩ, dòi đục ngọn sử dụng Abafax 3.6EC , Abatin 5.4 EC, Vibamec 3,6EC. Rệp sáp, rầy mềm, sâu đục trái sử dụng Mapy 48EC, Vitashield 40EC.
Để khắc phục hiện tượng nứt và rụng trái nhà vườn trồng bưởi cần áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác tiên tiến, tăng cường ứng dụng chế phẩm sinh học, vi sinh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, có chọn lọc những loại thuốc ít độc hại, thân thiện với môi trường.
Related news
Sâu đục trái bưởi có tên khoa học Citripestis sagittiferella, họ Pyralidae, bộ Lepidoptera, đã có mặt tại Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Brunei, Việt Nam... Ở Campuchia, loài này nằm trong danh sách kiểm dịch nhưng chưa chắc quản lý được. Ở Việt Nam đã có từ Khánh Hòa, Bình Phước và khắp các vùng cây có múi ở ĐBSCL.
Theo các nhà khoa học, gần 80% tỷ lệ thụ phấn cây trồng bằng các loài ong hoang dã hiện chỉ tập trung vào 2% trong số những loài phổ biến nhất.
Để quản lý tốt nhóm rệp sáp nhằm hạn chế thiệt hại do chúng gây ra, chúng tôi khuyến cáo một số biện pháp quản lý như sau