Khắc Phục Đu Đủ Bị Chết Do Mưa Úng

Đu đủ không có rễ cái. Rễ cố định có tác dụng giữ cho cây vững chắc, thường ăn sâu vào đất 0,8-1m. Rễ hút rải đều ở tầng mặt 10-30cm, rất nhỏ, mang nhiều lông hút làm nhiệm vụ hút nước, chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Rễ đu đủ mềm, giòn và yếu; khi bị ngập úng dễ bị thối, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây. Nếu bị úng kéo dài, cây có thể bị chết.Nếu trong đất trồng đu đủ thừa nước, cần áp dụng một số biện pháp sau:
Đào mương rộng để có đủ đất đắp lên luống cao cách mực nước ngầm cao nhất khoảng 60-70cm, thiết kế mặt luống hình mai rùa, xây dựng hệ thống thoát nước, không để nước đọng trong vườn khi có mưa lớn và kéo dài. Ở những nơi thường bị ảnh hưởng lũ lụt, phải lên luống thật cao, xây tường rào, bờ bao xung quanh để chủ động bơm nước ra khỏi vườn khi cần thiết. Không nên đi lại nhiều trong vườn đu đủ đang bị ngập nước. Một số nơi bị úng ngập hằng năm, các nhà vườn có kinh nghiệm thường ươm đu đủ trên bầu, sọt; khi nước lũ rút, đất khô thì trồng nơi cố định, đu đủ sẽ cho thu hoạch sau gần một năm; khi lũ về thì phá bỏ. Trồng lại khi nước rút
Related news

Trồng đu đủ nghiêng cho năng suất cao vượt trội. Khi trồng nghiêng cây sẽ mọc thấp hơn, ra hoa đậu quả và cho trái nhiều

Nhiều người gọi đu đủ vàng là cây “tài lộc” vì trái màu vàng tươi, ruột đỏ hồng, mùi vị thơm ngon, đặc biệt là vỏ dầy có thể chưng tết được lâu ngày

Cây đu đủ luôn nghiêng một góc 45 độ so với mặt vườn trong suốt quá trình sinh trưởng sẽ rất sai quả, dễ thu hoạch và quản lý sâu bệnh hại, ít bị đổ gãy

Viện Cây lương thực & cây thực phẩm đã chọn tạo, trồng thử nghiệm thành công và khuyến cáo nông dân trồng giống đu đủ thấp cây cao sản cho thu nhập cao.

Cây đu đủ luôn nghiêng một góc 45 độ so với mặt vườn trong suốt quá trình sinh trưởng sẽ rất sai quả, dễ thu hoạch và quản lý sâu bệnh hại, ít bị đổ gãy