Khả năng vi khuẩn M. agalactiae xâm nhập vào tai dê
Mycoplasma agalactiae với vai trò là phần tử mang bệnh và cách thức xâm nhập vào ống tai ngoài của dê của vi khuẩn này vẫn còn chưa được làm sáng tỏ.
Nghiên cứu này kiểm nghiệm khả năng vi khuẩn M.agalactiae xâm nhập vào tai của con dê bị nhiễm bệnh trong thí nghiệm qua tuyến vú.
Tuyến vú phải của 15 con dê thời kỳ tiết sữa đã được tiêm phòng với 10 (10) đơn vị khuẩn lạc (cfu) của M.agalactiae.
Dê được chia ngẫu nhiên thành ba nhóm, mỗi nhóm gồm 5 con và thực hiện lấy mẫu phẩm tại ngày thứ 5, 15 hoặc 45 sau khi bị nhiễm bệnh -(dpi).
4 con dê được chăm sóc với các biện pháp kiểm soát tránh lây nhiễm.
Miếng gạc lau tai trái được thu thập để tìm kiếm sự hiện diện của khuẩn M.agalactiae được cấy (vi khuẩn) trước khi đưa đến lò mổ.
Đã phát hiện thấy vi khuẩn M.agalactiae ở 19/20 (95%) miếng gạc lau tai dê từ những con dê được tiến hành lấy mẫu tại ngày thứ 15 và 45 sau khi bị nhiễm bệnh - dpi.
Trong khi đó, miếng gạc lau tai dê thu được trước khi tiêm chủng, mẫu phẩm thu thập từ các nhóm lấy mẫu tại 5 dpi và từ dê được áp dụng các biện pháp kiểm soát tại thời điểm giết mổ cho kết quả âm tính với khuẩn M.agalactiae.
Mẫu máu thu thập tại giờ thứ 6, 12, 24, 48, 72 giờ sau khi bị nhiễm khuẩn để phát hiện sự hiện diện của khuẩn M.agalactiae được cấy (vi khuẩn) cũng cho kết quả âm tính.
Có sự khác biệt trong các cấu hình kháng nguyên của vi khuẩn bị phân lập đã phục hồi được lại trong tai dê so với các chủng 7MAG được sử dụng để tiêm chủng cho vật nuôi và hầu hết các vi khuẩn được phân lập từ tuyến vú, sữa.
Related news
Bệnh uốn ván ở bê mới sinh hay cừu, dê non là do dụng cụ cắt rốn không được khử trùng hoặc do sử dụng sợi garo buộc không sạch khiến trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua đường rốn gây bệnh.
Loài dê sản sinh ra một loại protein như tơ nhện trong sữa có thể giúp các nhà nghiên cứu thu được lượng tơ lớn hơn.