Khá Lên Nhờ Cây Dừa Xiêm Đỏ

Nhờ thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả, anh Nguyễn Văn Út (ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) thành công với mô hình trồng dừa xiêm đỏ, mang về nguồn lợi hơn 100 triệu đồng hàng năm cho gia đình.
Ghé thăm vườn dừa xiêm đỏ của anh Út, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt là một vườn dừa bạt ngàn, hút mắt, gần 1 ha với những buồng dừa sai trái, đỏ chót, nằm sát mặt đất, xen lẫn vườn chanh không hạt sai trái.
Anh Út kể cho chúng tôi nghe về quá trình đưa anh đến với cây dừa xiêm đỏ. Trước đây, gia đình anh chủ yếu sống bằng nông nghiệp, trồng cây lúa là chủ yếu. Thế nhưng, trồng lúa chỉ đủ ăn không thể làm giàu được.
Nhiều đêm trăn trở, anh bàn với vợ lên liếp 3 công đất trồng dừa xiêm đỏ, xen canh thêm rau màu, lấy ngắn nuôi dài. Đất không phụ lòng người, dừa lớn nhanh, chỉ sau 20 tháng cho lưỡi mèo và đúng 24 tháng bắt đầu cho thu hoạch.
Thấy dừa xiêm đỏ cho hiệu quả kinh tế cao, anh tiếp tục cải tạo, lên liếp số đất còn lại và trồng hết dừa xiêm đỏ. Tính đến nay, gần 1ha đất lúa của gia đình anh, được thay thế bằng vườn dừa xiêm đỏ. Cứ đến đợt thu hoạch là thương lái tìm đến tận nhà thu mua với giá luôn cao hơn so với những loại dừa khác.
Anh Út cho biết: dừa xiêm đỏ có ưu điểm dễ trồng, cho trái quanh năm, buồng dừa đơm trái nhiều, có buồng trên 30 trái, nước uống ngọt và có hương vị đặc trưng riêng, ít sâu bệnh.... Bình quân 25 ngày anh thu hoạch 1 lần, giá dao động từ 4.000 đồng đến 7.000 đồng/trái, những khi cao điểm lên hơn 10.000 đồng/trái.
Ngoài ra, anh còn tận dụng đất trống trồng xen canh thêm chanh không hạt, vừa tiết kiệm được chi phí chăm sóc, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hàng năm, sau khi trừ các chi phí, vườn dừa xiêm đỏ và chanh không hạt mang về cho anh nguồn lợi hơn 100 triệu đồng, đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.
Là một trong những người khởi nghiệp đầu tiên và hơn 10 năm gắn bó với cây dừa xiêm đỏ, anh đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc và bảo vệ vườn dừa. Anh cho rằng, cây dừa xiêm đỏ dễ trồng hơn so với nhiều loại cây ăn trái khác, không tốn nhiều chi phí cho khâu chăm sóc, chủ yếu cung cấp phân đầy đủ, phun thuốc chống bọ dừa, đuông theo định kỳ; đồng thời tiến hành dọn rửa thân, cắt hết mo nang để hạn chế sâu, đuông, bọ làm tổ gây xì mủ, rụng trái...
Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế cho gia đình, anh còn định hướng cho bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của vùng. Đặc biệt, khuyến khích bà con chuyển đổi các cây trồng kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm đỏ bởi cho năng suất cao, chất lượng tốt, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Hiện nay, anh đang tiến hành nhân giống để cùng bà con mở rộng diện tích vườn dừa xiêm đỏ, góp phần cải thiện kinh tế gia đình. Chính sự nhiệt tình, gần gũi, anh luôn được bà con thương yêu, quý mến và tín nhiệm bầu làm Trưởng ấp.
Related news

Huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị hiện có 4.864 ha cà phê, trong đó 4.413 ha cà phê cho sản phẩm với sản lượng khoảng 48.000 tấn/năm. Nguồn thu từ cây cà phê hàng năm khoảng hơn 200 tỷ đồng, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn.

Ngày 27/8, tại xã An Nghiệp (huyện Tuy An), Trung tâm Giống và kỹ thuật cây trồng Phú Yên tổ chức hội thảo mô hình Sản xuất giống lúa cấp siêu nguyên chủng vụ hè thu năm 2015. Gần 100 đại biểu đến từ các huyện Tây Hòa, Đông Hòa, Phú Hòa, Tuy An và Đồng Xuân tham gia hội thảo.

Sáng ngày 27-8, tại ấp 11, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh (BQL) đã tổ chức Hội thảo đánh giá giống lúa. Ông Phạm Hoài An, Giám đốc Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chủ trì hội thảo.

Vấn đề làm người trồng hồ tiêu trên địa bàn huyện Chư Sê nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung những năm qua nhứt đầu là tình trạng bùng phát dịch bệnh, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu ngày càng khó kiểm soát. Trước tình hình đó, những năm qua, Trạm Khuyến nông huyện Chư Sê triển khai và nhân rộng nhiều mô hình giúp người dân thâm canh cây hồ tiêu theo hướng bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế huyện nhà.

Cách đây 5 năm, ông Trương Nguyên (49 tuổi) ở thôn Khánh Lâm, xã Tịnh Thiện (TP. Quảng Ngãi) đã mạnh dạn từ bỏ những loại cây trồng truyền thống như đậu, bắp để chuyển sang trồng các loại cây ăn quả, hồ tiêu… Với cách làm đó đã giúp gia đình ông có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và trở thành mô hình kinh tế điển hình để bà con nông dân học hỏi, làm theo.