Khá Giả Nhờ Nuôi Bò

Năm 1975, từ miền Tây, ông Trần Công Rạng (ấp Tân Tiến, xã Xuân Hiệp, huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) đưa vợ con về Xuân Hiệp lập nghiệp với 2 bàn tay trắng và 6 đứa con nhỏ. Hàng ngày, vợ chồng ông phải đi cày thuê, cuốc mướn để trang trải cuộc sống.
Rồi gom góp tiền bạc, ông mua 2 con bê sinh sản về nuôi. Nhờ được chăm sóc tốt nên sau 2 năm chăn thả, 2 con bê của ông sinh sản gấp đôi. Năm 2007, sau khi được Hội Nông dân xã hỗ trợ 9 triệu đồng, ông Rạng quyết định mua thêm 1 con bê để phát triển đàn và dành hơn 200m2 đất để làm chuồng trại nuôi bò.
Vừa nuôi, ông vừa chăm chỉ tham dự các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi với mong mỏi sẽ tạo được một đàn bò quy mô lớn. Đến nay, số lượng đàn bò của gia đình ông đã lên đến 40 con, trong đó có 30 con sinh sản. Mỗi năm, đàn bò mang lại cho gia đình ông trên 300 triệu đồng sau khi bán bê con.
Bên cạnh nuôi bò, tận dụng nguồn thức ăn từ lá cây và cỏ trong vườn, ông Rạng còn nuôi 30 con dê bách thảo để tăng thêm thu nhập. Ngoài ra, từ nguồn phân hữu cơ chăn nuôi dê, bò, ông bán cho các hộ dân trong vùng, hàng năm có thêm thu nhập từ 25 - 30 triệu đồng.
Ông Rạng cho biết, sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng tổng đàn lên trên 100 con bò lai Sind sinh sản. Với số lượng này ông sẽ cung cấp giống giá rẻ cho một số hộ nghèo ở địa phương với mong mỏi người địa phương cũng sẽ vươn lên thoát nghèo.
Related news

Nhằm khắc phục nhược điểm trên, Công ty giống cây trồng miền Nam cung cấp loại giống mướp đắng lai F1 có tên Big 14 cho năng suất và chất lượng, mở hướng đột phá cho nông dân nghèo, ít đất canh tác.

Tính đến cuối năm 2014, diện tích chuối của riêng xã Tân Long đã lên đến trên 700 ha trên tổng số khoảng 2.200 ha của toàn huyện. Đây là cây dễ trồng, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, điều kiện canh tác ở địa phương, lại ít sâu bệnh, bán được giá nên nông dân Tân Long tích cực mở rộng diện tích chuối. Những năm qua chuối Hướng Hóa đã trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị, mang về một nguồn thu không nhỏ cho người dân.

Ngành Nông nghiệp huyện Châu Thành (An Giang) phối hợp các ngành chức năng triển khai thực hiện 7 nhà trồng nấm ứng dụng công nghệ cao (quy mô từ 24-30 m2/nhà). Trong đó, thị trấn An Châu 3 nhà và xã An Hòa 4 nhà, trồng các loại: Nấm rơm, nấm bào ngư, nấm mèo...

Ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long, nằm hai bên bờ sông Măng Thít, cách TP Vĩnh Long 32 km, cách TP Cần Thơ 28 km - từ lâu nổi tiếng thương hiệu cam sành ngọt lịm.

Tuy nhiên, do sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chưa có quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định; các đơn vị đăng ký thương hiệu còn ít. Phần lớn sản phẩm sản xuất ra chưa đáp ứng được tiêu chí về đăng ký bảo hộ thương hiệu; chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; bao bì, nhãn mác đơn điệu, thiếu tính thẩm mỹ, chưa tạo được thiện cảm với người tiêu dùng; hoạt động quảng bá sản phẩm mới thực hiện trong phạm vi hẹp chứ chưa sâu rộng, đồng bộ… nên số lượng hàng hóa nông sản tiêu thụ tại thị trường lớn chưa nhiều, giá bán bấp bênh.