Kết thúc năm 2020 ngô, đường, đậu tương tăng giá bất chấp dịch Covid-19
Kết thúc năm 2020, ba mặt ngũ cốc, ngô, đường và đậu tương được xem là các mặt hàng “sôi động’’ nhất trên thị trường, bất chấp dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ trên toàn cầu.
Cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra, xuất hiện lần đầu tiên tại Trung Quốc vào cuối năm 2019, đã có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế toàn cầu. Thông thường nền kinh tế của các nước trên thế giới chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tốc độ lây lan nhanh chóng của loại virus này. Trái ngược với các nước bị ảnh hưởng và suy thoái kinh tế thì thị trường nông sản đang chứng tỏ khả năng chống chọi tốt với đại dịch. Trên sàn giao dịch ở Chicago, Paris và London giá lúa mì, ngô, đậu tương và đường tăng giá hơn so với các mặt hàng khác. Giá cổ phiếu các mặt hàng này kết thúc năm 2020 cũng ở mức cao so với ngày giao dịch cuối cùng của năm 2019. Mức tăng giá trên thị trường nông sản kỳ hạn lớn hơn nhiều so với mức tăng của chỉ số AEX và Dow Jones.
Giá dầu phản ánh mức độ tăng trưởng mà nền kinh tế đang phải gánh chịu bởi dịch Covid-19. Giá một thùng dầu Brent vào ngày cuối cùng của năm 2020 thấp hơn gần 20% so với cuối năm 2019. Giá cổ phiếu năm 2020 được phục hồi sau đợt rơi tự do, và cuối năm 2020 giá cổ phiếu lại tăng khi vacxin phòng chống Covid-19 được đưa vào sử dụng, giảm bớt áp lực và tâm lý hoang mang của người dân trên toàn cầu. Cuối năm 2020, AEX kết thúc giao dịch ở mức 604,58 điểm, cao hơn 3,3% so với mức đóng cửa của năm 2019. Chỉ số Dow Jones giao dịch ngày cuối cùng của năm 2020 cao hơn 7,2% so với ngày cuối cùng của năm 2019.
Sàn giao dịch nông sản cũng cho thấy khả năng phục hồi đối với đại dịch Covid-19. Báo cáo tài chính vào ngày 31/12 khi kết thúc năm 2020 cho thấy một bức tranh sáng hơn về thị trường hiện tại. Đặc biệt khoản đầu tư vào hợp đồng kỳ hạn đối với đậu tương mang lại lợi nhuận tốt nhất. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 3/2020 phiên đóng cửa ngày 31/12/2019 ở mức 9.555 USD/bushel, giá đậu tương kỳ hạn tháng 3/2021 tăng 37,2% so với cùng kỳ năm 2019. Giá tăng do hạn hán ở Brazil và trong năm 2020 Trung Quốc nhập khẩu nhiều đậu nành hơn.
Trung Quốc không chỉ mua nhiều đậu tương mà còn mua cả ngô, lúa mì và đường. Giá ngô kỳ hạn được giao dịch trên sàn Chicago vào cuối năm 2020 cao hơn 24,8% so với cuối năm 2019. Tại Paris, mức chênh lệch là 15,6%. Giá ngô cuối năm 2020 được thúc đẩy khi Argentina thông báo họ sẽ ngừng xuất khẩu ngô cho đến cuối tháng 2/2021 do lo ngại tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong nước.
Kết thúc năm 2020, giá lúa mì ở Chicago tăng 14,6%, ở Paris giá lúa mì tăng 13%. Giá lúa mì cũng được hưởng lợi khi Nga- nhà xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới thông báo họ sẽ cắt giảm xuất khẩu trong tháng 2/2021 do lo ngại tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong nước
Một khoản đầu tư vào đường cũng mang lại kết quả cao vào năm 2020. Ngày cuối cùng của năm 2020 giá đường được giao dịch trên sàn London lúc đóng cửa phiên giao dịch cao hơn 17,2% so với cuối năm 2019. Năm 2020 Thái Lan sản xuất ít đường hơn do hạn hán và sản lượng củ cải của EU bị giảm sút do dịch covid-19 dẫn tới phong tỏa nhiều đợt, Brazil tăng sản xuất đường Ethanol, sau đó sẽ không còn cung cấp cho thị trường thế giới.
Related news
Nguồn cung không còn nhiều trong khi khách hàng Philippines tiếp tục mua mạnh đẩy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tuần này tăng lên mức cao nhất
Bangladesh có thể tăng lên 2 triệu tấn trong tài khóa 2020/21 do giá trong nước vẫn tiếp tục tăng vì nguồn cung hạn hẹp.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, Trung Quốc sẽ tăng diện tích trồng ngô trong năm nay do lượng thiếu hụt lớn.