Kết nối sản xuất, tiêu thụ nông sản an toàn
hiều băn khoăn về việc kết nối từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản an toàn đã được các nông dân, Giám đốc HTX, doanh nghiệp chia sẻ với nhà quản lý.
Ứng dụng công nghệ cao vào SX là xu hướng tất yếu
Tham dự diễn đàn có ông Lê Trọng Khuê - Chủ tịch Hội Nông dân Hà Nội, ông Tạ Văn Tường - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội, bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội, ông Trần Mạnh Giang - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm Thủy sản... cùng hội viên nông dân của các huyện Chương Mỹ, Thanh Oai, Quốc Oai.
Diễn đàn nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư trong việc tiêu dùng thực phẩm an toàn đáp ứng được bữa ăn hàng ngày góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống và trao đổi thảo luận trực tiếp giữa hội viên nông dân với các thương nhân, nhà doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng trong việc sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn.
Thực hiện chương trình của Ban chấp hành Hội Nông dân Thành phố về “Nâng cao chất lượng xây dựng thương hiệu và giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân giai đoạn 2014 – 2018”, Hội Nông dân Thành phố đã chỉ đạo các cấp hội tăng cường phối hợp với các ngành, các doanh nghiệp tổ chức tập huấn, tư vấn trang bị kiến thức cho hội viên về hội nhập kinh tế quốc tế, sở hữu trí tuệ, tuyên truyền quảng bá giới thiệu các sản phẩm đã có nhãn hiệu hàng hóa.
Đã tổ chức nhiều đợt vận động đánh thức lương tri và ý thức của người sản xuất kiểu như “Người nông dân Hà Nội chỉ sản xuất, chế biến, tiêu dùng và bán ra thị trường các sản phẩm nông nghiệp an toàn”.
Đã chủ động hướng dẫn, phổ biến nội dung, tiêu chuẩn về bảo hộ quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể đối với các sản phẩm nông nghiệp truyền thống.
Đã hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho 115 mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, riêng về phía Hội Nông dân Hà Nội đã hình thành 538 mô hình với 14.671 hộ tham gia sản xuất nông sản an toàn, đạt giá trị kinh tế cao.
Có thể kể ra hàng loạt ví dụ điển hình như rau hữu cơ Sóc Sơn, bưởi tôm vàng Đan Phượng, thuốc nam, thuốc bắc Ninh Hiệp (Gia Lâm), gà đồi Ba Vì, bưởi Chương Mỹ, Phúc Thọ, tương và cà dầm tương Tam Hiệp (Phúc Thọ), bánh tẻ Phú Nhi (Sơn Tây), mây tre, giang đan Phú Nghĩa (Chương Mỹ), chè Bắc Sơn (Sóc Sơn), gạo nếp cái hoa vàng Đông Anh, nhãn chín muộn Đại Thành (Quốc Oai) và Hoài Đức, miến dong Minh Hồng (Ba Vì)…
Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Thụy Hương (huyện Chương Mỹ) ông Bùi Xuân Hoàng cho biết, thời gian qua đơn vị đã tổ chức triển khai vận động nông dân tham gia phát triển mô hình trồng rau ăn toàn và vệ sinh môi trường nông thôn. Nhờ đó mà giá trị kinh tế trên 1ha canh tác của địa phương đã đạt 275 triệu đồng/năm, môi trường làng xã bớt ô nhiễm...
Bên cạnh những mặt làm được, nhiều nông dân, Giám đốc HTX, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản tham dự diễn đàn lại phàn nàn rằng việc kết nối sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn vẫn còn khó khăn vì nhiều nguyên nhân: Thứ nhất là do người tiêu dùng thiếu niềm tin vào sản phẩm nông sản an toàn. Thứ hai là do kênh phân phối hàng nông sản an toàn còn mỏng, yếu, khó cạnh tranh với các nông sản hàng chợ khác. Thứ ba là số lượng nông dân có tư duy, có tiềm lực và có lương tâm để hiện thức hóa sản xuất an toàn còn hiếm. Cuối cùng là cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cho nông sản an toàn từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến vận chuyển, tiêu thu còn nhiều bất cập.
Related news
Chị Nguyễn Thị Thủy là một hội viên phụ nữ tiêu biểu trong phát triển kinh tế. Hiện, chị Thủy đang là chủ sở hữu của trang trại tổng hợp thu nhập nửa tỷ đồng
Anh Nguyễn Văn Hảo tìm được cho mình một công việc ổn định ngay tại gia đình mà lại có thu nhập rất cao, đó là sản xuất gà giống.
Nhờ nuôi gà Ai Cập đẻ trứng, mà gia đình anh Nguyễn Văn Bòng có của ăn của để, mỗi năm thu lãi gần 1 tỷ đồng.