Huyện Thường Xuân Cải Tạo Hơn 60 Ha Vườn Tạp

Thực hiện hợp phần hỗ trợ sản xuất theo Nghị quyết 30a năm 2014, huyện Thường Xuân đã triển khai cải tạo vườn tạp tại 7 xã trên địa bàn, gồm: Xuân Dương, Thọ Thanh, Luận Thành, Vạn Xuân, Ngọc Phụng, Lương Sơn, Xuân Cẩm, với diện tích 60,92 ha.
Sau khi điều tra, khảo sát điều kiện về đất đai, nguồn lao động và nguyện vọng của các hộ dân, huyện xây dựng các mô hình trồng cây nông nghiệp có giá trị kinh tế, phù hợp với nhu cầu thị trường, như: chuối tiêu hồng (xã Ngọc Phụng); bưởi Diễn, mít Thái (xã Thọ Thanh); chuối xiêm, na dai, chanh tứ quý, bưởi Diễn (xã Luận Thành)...
Đặc biệt, mô hình cải tạo vườn tạp trồng cam, chanh và cây mắc ca, quy mô 4,2 ha tại 2 thôn Hang Cáu và Quạn (xã Vạn Xuân), với 65 hộ dân tham gia đã hoàn thành. Có 933 hộ dân ở các xã tham gia chương trình cải tạo vườn tạp. Khi tham gia, các hộ dân đã được cán bộ khuyến nông huyện tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng tại vườn nhà.
Chương trình cải tạo vườn tạp không chỉ giúp người dân thay đổi tập quán sản xuất, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế hộ, nâng cao giá trị sử dụng đất bền vững và thu nhập cho người dân.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n131509/Huyen-Thuong-Xuan-cai-tao-hon-60-ha-vuon-tap
Related news

Kết quả trồng thử nghiệm giống ổi xá lị không hạt ở xã Hiệp Cát, Hiệp Lực (Hải Dương) cho thấy, cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất đạt 7,5 tấn/ha, quả dài, vị ngọt...

Trong những năm qua nhờ chính sách của tỉnh trong việc khuyến khích người dân chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa một vụ kém hiệu quả sang phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản. Nhiều gia đình đã mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi kết hợp với thả cá và đã giàu lên nhanh chóng. Điển hình là gia đình anh Nguyễn Văn Dũng thôn Thiện Dũ, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành.

Ông Đặng Quang Tám - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Định, cho biết: Thời gian gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm cho một số đối tượng sâu bệnh đang có nguy cơ phát sinh mạnh gây hại lúa vụ hè thu.

Huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) nằm giữa hai con sông lớn là sông Ninh Cơ và sông Đáy, lại có 12km bờ biển nên thuận lợi cho việc phát triển nuôi thủy sản. Để đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, huyện đã chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, từ quy hoạch vùng sản xuất, xác định cơ cấu con nuôi phù hợp với trình độ thâm canh của các hộ nuôi và đặc điểm tự nhiên của từng vùng.

Vào những năm 1990, phong trào nuôi trăn ở Cà Mau rất phát triển, đem lại thu nhập khá cao và ổn định cho người nuôi. Tuy nhiên, về sau giá trăn bấp bênh, thị trường tiêu thụ yếu, khó bán, có người phải mang trăn con thả vào rừng, nhiều hộ đã nghỉ nuôi hoặc nuôi cầm chừng. Trong 2 năm trở lại đây, phong trào nuôi trăn thịt và trăn đẻ đã phát triển trở lại trên địa bàn tỉnh.