Huyện Quang Bình khánh thành cơ sở chế biến chè chất lượng cao

Công trình xây dựng cơ sở chế biến chè chất lượng cao gắn với Trung tâm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp huyện Quang Bình do Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Phát triển chè Quang Bình làm chủ đầu tư, khởi công xây dựng từ tháng 12.2014, với tổng nguồn vốn gần 10 tỷ đồng, trên diện tích 5.300m2 gồm các hạng mục: Nhà sản xuất chè tươi 1.300m2, kho tinh chế đóng gói chè 500m2, kho nông sản đầu mối 700m2, nhà trưng bày sản phẩm nông sản 200m2, khu văn phòng 400m2 và khu sân phơi, đường nội bộ, cây xanh 2.200m2. Hiện nay, cơ sở đã đầu tư đầy đủ các trang thiết bị, máy móc đảm bảo cho việc hoạt động, chế biến chè chất lượng cao để tiêu thụ ra thị trường.
Việc khánh thành và đưa vào sử dụng cơ sở chế biến chè sẽ giúp cho nhân dân các xã vùng chè trên địa bàn tiêu thụ nguyên liệu chè tươi được thuận lợi, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương. Đây cũng là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ III, nhiệm kỳ 2015 – 2020.
Related news

Thực hiện Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (NTM) Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng NTM xã Quang Lộc ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã tăng cường vận động nhân dân du nhập thêm những đối tượng nuôi mới. Nuôi chồn nhung là mô hình đang có triển vọng và đạt hiệu quả kinh tế cao người dân.

Cây đậu phộng bám rễ khá lâu trên vùng đất gò cao, đồi dốc, triền núi của huyện Tri Tôn (An Giang) nói chung, xã Núi Tô nói riêng, là cây trồng thích hợp, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu lắp vụ và đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho đồng bào Khmer sở tại.

Khoai lang là cây trồng lấy củ, vốn rất quen thuộc với nông dân ở các vùng, miền. Trong nhiều năm gần đây, cây khoai lang đã trở thành cây trồng hàng hóa, đem lại hiệu quả cao cho người trồng. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có củ - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm là đơn vị không chỉ chọn tạo được nhiều giống cây có củ tiến bộ mà còn có nhiều kĩ thuật tiên tiến tác động lên các cây trồng này.

Ngày 19.7, UBND xã Bình Minh vừa phối hợp Hội Nông dân xã (Thị xã) tổ chức lễ trao bò cho 9 hội viên nông dân. Đây là các hội viên thuộc Tổ liên kết chăn nuôi bò sinh sản của xã tại ấp Giồng Cà.

Trong số những mô hình kinh tế trang trại làm ăn có hiệu quả ở huyện Thanh Trì, không thể không kể đến mô hình nuôi trồng thủy sản của ông Nguyễn Duy Hưởng, thôn 3, xã Đông Mỹ, Hà Nội. Không chỉ làm kinh tế có hiệu quả cao, ông Hưởng còn là một trong những người tiên phong đưa con tôm càng xanh về nuôi tại địa phương này.