Huyện biển có thêm 36.000ha đất nông nghiệp
5 năm qua, trung bình mỗi năm huyện Cần Giờ có thêm 7.100ha được đưa vào sản xuất nông nghiệp, thủy sản, với sản lượng bình quân tăng gần 18%, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng hơn 11%. Đó là thành tích đáng ghi nhận của một huyện nghèo trong thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị của TP.HCM.
Từ năm 2011 - 2015, toàn huyện Cần Giờ đã đưa vào sản xuất gần 36.000ha, trung bình trên 7.000ha/năm. Trong đó, nuôi tôm hơn 6.000ha với hơn 2.500ha diện tích nuôi tôm thâm canh, 1.000ha nuôi nhuyễn thể và 100ha nuôi các loại thủy sản khác. Sản lượng bình quân gần 23.800 tấn/năm, tăng bình quân 17,8%. Người dân trong huyện còn sản xuất 100ha muối theo phương pháp trải bạt.
Ông Đặng Xuân Bình - Trưởng phòng Kinh tế huyện Cần Giờ cho biết, đặc thù của huyện Cần Giờ là nền kinh tế gắn chặt với biển và vùng ven biển nên chỉ có thể phát triển những thế mạnh riêng của địa phương. Điều này vừa thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn cần khắc phục mới phát triển được.
Cũng theo ông Bình, Cần Giờ những năm qua đạt được nhiều thành quả hơn hẳn những năm trước. Cụ thể, giá trị nông nghiệp đạt 75 tỷ đồng/năm, tăng hơn 25%/năm; thủy sản 1.900 tỷ đồng/năm, tăng gần 11%/năm. Giá trị bình quân trên 1ha diện tích đất nông nghiệp đạt gần 300 triệu đồng/ha, tăng 13% so với năm 2010. Huyện đã có 5/6 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Để có được những đổi thay ở một huyện nghèo như Cần Giờ, theo ông Bình một phần quan trọng là người dân được tiếp cận những đồng vốn vay hỗ trợ từ ngân hàng. Trong 5 năm qua, toàn huyện có hơn 7.300 hộ dân được tiếp cận nguồn vốn vay hỗ trợ lãi suất từ các ngân hàng với tổng mức vay hơn 1.700 tỷ đồng.
“Nhờ cần cù trong lao động và vận dụng đồng vốn hiệu quả nên người dân có mức sống ngày càng cao hơn. Một đồng vốn vay từ ngân hàng đã huy động được 32 đồng từ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển” - ông Bình cho biết.
Đến cuối năm 2015, thu nhập bình quân của huyện Cần Giờ tại các xã nông thôn mới đạt hơn 38 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 15%. Quan trọng hơn, cơ cấu nông nghiệp đã có sự dịch chuyển từ mô hình sản xuất có giá trị thấp sang giá trị cao, có sự thâm canh, chuyên nghiệp và cho hiệu quả tốt.
Related news
Trong những năm qua phong trào nuôi lợn siêu nạc đã được các địa phương trong cả nước phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Người dân Bắc Kạn cũng đã mạnh dạn phát triển giống lợn siêu nạc này.
Anh Ngô Xuân Điền (SN 1988) - chủ hàng loạt cơ sở sản xuất nông nghiệp sạch, độc, lạ - đang khiến nhiều người ngạc nhiên, bởi anh tốt nghiệp chuyên ngành điện, điện tử và hiện công tác tại UBND phường Trà An, quận Bình Thủy, TP.Cần Thơ.
Theo Sở NNPTNT TP.Hà Nội, đến nay các địa phương trên địa bàn thành phố đã cơ bản hoàn thành việc gieo cấy lúa vụ xuân