Home / Tin tức / Tin thủy sản

Hướng đi mới kích thích miễn dịch cho tôm

Hướng đi mới kích thích miễn dịch cho tôm
Author: Trị Thủy (Lược dịch)
Publish date: Thursday. March 26th, 2020

Nghiên cứu này đã chứng minh rằng sự miễn dịch bẩm sinh của tôm thẻ chân trắng đã được kích hoạt và tăng cường bởi các phân tử nội sinh và các chất ngoại sinh từ việc cho ăn rong mơ.

Ảnh minh họa tôm bị dị dạng phụ bộ do Vibrio.

Ngày nay, tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp. Năm 2017, cả nước ta có hơn 39.000 ha nuôi tôm nước lợ nhiễm bệnh. Nhiều biện pháp nghiên cứu đã được đề xuất nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Trên thế giới, các công trình nghiên cứu nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh tôm từ vi khuẩn Vibrio spp. đã mang lại kết quả khả quan. Mới đây, một báo cáo nghiên cứu hiệu quả của việc kết hợp hai nhân tố nội sinh (chất sinh ra trong cơ thể tôm sau khi cho ăn rong mơ) và ngoại sinh (chiết xuất rong mơ) trên tôm thẻ chân trắng đã được các nhà khoa học báo cáo, mở ra hướng đi mới cho ngành tôm trong tương lai.

Rong mơ Sargassum oligocystum

Rong mơ Sargassum oligocystum là loài thực vât phổ biến tại nhiều vùng biển của các nước Châu Á và châu Mỹ. Cây có các nhánh phẳng, mịn, và các lá với rìa răng cưa và lượn sóng. Trong rong mơ có nhiều hoạt chất polyphenol kháng khuẩn đặc hiệu và tăng khả năng chống stress đối với cơ thể động vật.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei được nhận miễn dịch chiết xuất từ rong mơ Sargassum oligocystum (SE) trong các tế bào bạch huyết, giải phóng ra các phân tử EM-SE nội sinh giúp tôm chống lại một số tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chuyên sâu nhằm mục đích làm rõ vai trò của rong mơ đối với các yếu tố nội sinh của tôm.

Nghiên cứu này đã kiểm tra các phản ứng miễn dịch, đặc biệt là các tế bào máu của tôm thẻ chân trắng L. vannamei được ăn bổ sung chiết xuất từ rong mơ (EM) và chất nội sinh là EM-SE in vivo (EM-SE được giải phóng từ cơ thể tôm khi được ăn rong mơ, sau đó các chất nội sinh này sẽ được nhân nuôi vào bổ sung trở lại vào thức ăn của tôm) đồng thời đánh giá nhiễm bệnh thực nghiệm khi thử thách với vi khuẩn Vibrio alginolyticus. 

Phương pháp nghiên cứu bổ sung rong mơ và chất nội sinh trên tôm thẻ chân trắng

Đối tượng nghiên cứu: Tôm thẻ chân trắng L. vannamei

Bốn nhóm tôm khác nhau được cho ăn với các khẩu phần khác nhau tương ứng với bốn nghiệm thức:

Nhóm I: nhóm đối chứng (không bổ sung SE và EM-SE),

Nhóm II: nhóm bổ sung chiết xuất rong mơ (SE),

Nhóm III: nhóm bổ sung chất nội sinh (EM-SE)

Nhóm IV: nhóm chiết xuất rong mơ (SE) + chất nội sinh (EM-SE).

Sau đó gây bệnh thực nghiệm các cá thể tôm nuôi với vi khuẩn Vibrio alginolyticus. Thí nghiệm được thực hiện trong 30 ngày với 3 lần lặp lại.

Kết quả: Tế bào máu ở nhóm I đã biểu hiện sự thoái hóa rõ rệt: thay đổi kích cỡ tế bào và khả năng sống của tế bào, hoại tử và sự giải phóng EM-SE cũng giảm xuống. Trong khi đó các tế bào máu tôm ở các nhóm còn lại có biểu hiện tăng hoạt tính miễn dịch phenoloxidase (PO) cao hơn đáng kể. Cao nhất ở các tế bào máu tôm nhận hỗn hợp SE + EM-SE (nhóm IV). 

Tuy nhiên, tế bào máu tôm nhóm III chỉ bổ sung EM-SE cho thấy có sự xuống cấp và thay đổi kích cỡ tế bào cũng như khả năng sống sót của tế bào cũng giảm xuống. 

Tôm nuôi ở các nhóm còn lại đều tăng các thông số miễn dịch, hoạt tính bào mòn, hiệu quả giải phóng các phân tử nội sinh như EM-C, EM-L, EM-β và EM-P cũng tăng rõ. Giúp hàng rào kháng khuẩn trở nên mạnh mẽ hơn. Trong đó, tính kháng Vibrio alginolyticus cao hơn đáng kể ở nhóm IV (tôm nuôi với hỗn hợp SE + EM-SE). 

Nghiên cứu này đã chứng minh rằng sự miễn dịch bẩm sinh của tôm đã được gợi ý và tăng cường bởi một hỗn hợp các phân tử nội sinh và các chất ngoại sinh từ việc cho ăn rong mơ. Qua đó cho thấy khả năng kết hợp một các hiệu quả giữa hai quá trình nội sinh và ngoại sinh đối với cơ thể động vật có thể là biện pháp tấn công từ hai phía đối với tác nhân gây bệnh. Góp phần tăng cường hiệu quả đối với việc điều trị bệnh do vi khuẩn gây nên.


Related news

Nuôi cá đối mục Nuôi cá đối mục

Lần đầu tiên bà con vùng nuôi tôm ven biển tỉnh Sóc Trăng đưa giống cá đối mục nuôi trong ao thành công.

Wednesday. May 4th, 2016
Cá bớp chết hàng loạt, người nuôi thiệt hại nặng Cá bớp chết hàng loạt, người nuôi thiệt hại nặng

Hơn tuần nay, tại khu vực Hòn Thị, đầm Nha Phu (xã Vĩnh Lương, TP. Nha Trang) xảy ra hiện tượng cá bớp nuôi bị chết hàng loạt. Nguyên nhân ban đầu xác định do cá bị nhiễm khuẩn Vibrio alginolyticus (một loại vi khuẩn kỵ khí) và một số yếu tố khác.

Wednesday. May 4th, 2016
Thủy, hải sản chết xem xét miễn, giảm lãi vay cho ngư dân bị thiệt hại Thủy, hải sản chết xem xét miễn, giảm lãi vay cho ngư dân bị thiệt hại

Các tổ chức tín dụng chủ động rà soát các khoản nợ vay của người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do hiện tượng thủy, hải sản chết bất thường tại một số tỉnh miền Trung, kịp thời thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, xem xét miễn, giảm lãi vay,…

Wednesday. May 4th, 2016
Chống nóng cho tôm bằng lưới che Chống nóng cho tôm bằng lưới che

Sáng 29/4, Trạm khuyến nông huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) tiến hành thả 34 vạn con tôm giống thẻ chân trắng thí điểm tại ao nuôi có sử dụng lưới che tại hộ gia đình ông Hồ Ngọc Thắng, ở khu vực Hói Nồi, xã Quỳnh Đôi.

Wednesday. May 4th, 2016
Nhiều hoạt động hỗ trợ, chia sẻ với ngư dân vùng cá chết Nhiều hoạt động hỗ trợ, chia sẻ với ngư dân vùng cá chết

Thời gian qua, tại vùng ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế đã xảy ra hiện tượng hải sản nuôi và tự nhiên chết bất thường. Trong khi chờ các cơ quan chức năng tìm ra nguyên nhân, Hội Nông dân (ND) các tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm động viên, giúp đỡ ND, ngư dân vượt qua khó khăn.

Thursday. May 5th, 2016