Hướng Đến Mặt Hàng Cao Su Sản Xuất Lốp Ô Tô
Lâu nay, mặt hàng chủ lực của Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận là RSS1, RSS3, SVR3L, SVR5L được dùng để sản xuất găng tay, dây thun, đế giày dép… Còn hiện tại, công ty đang hướng mặt hàng thị trường cần, dùng để chế tạo lốp ô tô.
Dịch chuyển từ thị trường
Nếu sắp tới không mưa nhiều, không gió bão thì vùng cao su ở Đức Linh, Tánh Linh năm nay khả năng trúng mùa. Tuy nhiên, không có tín hiệu nào để người trồng cao su ở đây hy vọng giá mủ sẽ lên (trong thời gian cạo kéo dài) từ nay đến tết.
Hiện giá cao su thành phẩm SVR 3L, một chủng loại mủ tốt đang có giá 30 triệu đồng/tấn, thấp nhất kể từ năm 2008 (tính theo tỷ giá đô la Mỹ). Vì thế, các cơ sở, doanh nghiệp cao su đang đối mặt với tình cảnh tồn kho.
Tại Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận tồn hơn 1.500 tấn mủ các loại, chủ yếu là sản phẩm SVR 3L, SVR 5L, RSS1, RSS2. Trong khi đó, trên thị trường thế giới thì sản phẩm cao su SVR 10, SVR 20 đang tiêu thụ mạnh. Điều này cũng có nghĩa là các doanh nghiệp chế biến cao su của Việt Nam nếu không chuyển mặt hàng sản xuất, bắt kịp nhu cầu thị trường thì sẽ tiếp tục tồn đọng sản phẩm cho dù sản phẩm đó đạt chất lượng tốt như SVR 3L.
Thông tin từ các báo cho thấy, từ năm 2013, bốn nước nhập khẩu cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới là: Trung Quốc, Malaysia, Mỹ và Nhật Bản đã nhập gần 66% trong tổng số gần 10 triệu tấn cao su thiên nhiên xuất khẩu của các nước, trong đó, nhiều nhất là cao su dùng để sản xuất lốp ô tô như SVR 10, SVR 20.
Sản xuất theo nhu cầu thị trường
Nắm bắt nhu cầu này, Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận đang tập trung đầu tư nhiều hơn cho dây chuyền sản xuất 2 loại hàng SVR 10, SVR 20 đồng thời bố trí thêm kỹ thuật bắt đầu nâng sản lượng 2 sản phẩm trên cùng với 2 sản phẩm khác là CV50, CV60.
Đồng thời vẫn củng cố các mặt hàng chủ lực lâu nay, vì thế đến nay, công ty đã có nhiều bộ sản phẩm mủ cao su theo hướng đa dạng hóa đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Bình Thuận, nếu so sánh giữa các loại mủ thành phẩm thì cao su SVR 3L là loại tốt được thu hoạch vào sáng sớm, chỉ vài giờ sau khi vừa cạo mủ xong.
Còn SVR 10 hay SVR 20 được thu mủ vào cuối ngày, khi cao su trong chén... đã đông lại, kèm theo đó có một lượng tạp chất nhất định. Hiện công ty đang sản xuất thử nghiệm 2 mặt hàng mà thị trường đang cần này để phân tích chất lượng, chi phí, giá thành sản phẩm so với giá bán ra sao.
Vì qua tìm hiểu có một số công ty cao su đã thử nghiệm cho rằng, sản xuất SVR 10, SVR 20 không sử dụng hóa chất nên chi phí đầu vào giảm khoảng 6 đô la Mỹ/tấn; chi phí vận chuyển giảm 35% và nếu công suất chế biến trên 6.000 tấn/năm thì chi phí giảm thêm 20% nữa, tương đương 20 đô la Mỹ/tấn; chi phí xử lý nước thải cũng giảm 50%, tương đương 7 -15 đô la Mỹ/tấn. Tính ra, chi phí sản xuất SVR 10, SVR 20 giảm được khoảng 200 đô la Mỹ/tấn.
Ông Thanh cho rằng, đây là cơ hội để công ty đẩy hàng xuất bán, vì hàng SVR 10, SVR 20 có giá thấp, dễ bán. Đây cũng là hy vọng, vì năm nay, công ty sẽ sản xuất gần 12.000 tấn thành phẩm mủ các loại, trong đó vùng nguyên liệu của công ty đạt 6.700 tấn, thu mua mủ trong dân 5.000 tấn.
Related news
Chiều 27/10, ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết, ông cùng đoàn công tác của tỉnh gồm nhiều cán bộ trong ngành thủy sản vừa kết thúc chuyến công tác tại tỉnh Okinawa với những kết quả vô cùng phấn khởi.
Theo đó, KRC sẽ chịu trách nhiệm thúc đẩy nguồn viện trợ thông qua hình thức vốn để đầu tư cho tỉnh Đồng Tháp xây dựng cánh đồng liên kết với quy mô dự kiến là 20.000 ha, nhằm sản xuất lúa gạo, trong đó bao gồm cả vấn đề chỉnh trang đồng ruộng, cơ giới hóa và xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo giữa doanh nghiệp Hàn Quốc và doanh nghiệp của tỉnh Đồng Tháp.
Như vậy, nếu so với cách đây 1 tháng, giá heo hơi ở ĐNB đã giảm 4.000-5.000 đ/kg. Còn ở ĐBSCL, giá heo hơi cũng đã từ mức 51.000-53.000 đ/kg hồi cuối tháng 9 giảm xuống còn 49.000-51.000 đ/kg ở thời điểm này. Như vậy, đã lâu lắm rồi, giá heo hơi loại tốt ở ĐNB mới lại xuống ở mức còn 50.000-51.000 đ/kg.
Cty Cà phê Đăk Uy hiện quản lý 365 ha cà phê và 92 ha cao su diện tích vườn cây ở xã Hà Mòn, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum. Đây là vùng đất granit nghèo dinh dưỡng nhưng khí hậu rất thuận lợi để phát triển cây cà phê, cao su.
Các tuyển thủ tham gia phải trải qua bốn phần thi gồm: Dụng cụ; tốc độ; thực hành cạo mủ trên cây (20 phút/100 cây) và thi lý thuyết (100 câu hỏi) tập trung những hiểu biết về trồng, chế biến, khai thác cao su. Kết thúc phần thi thực hành cạo mủ, 100% tuyển thủ về trước thời gian quy định từ 1 đến 3 phút.