Home / Tin tức / Tin thủy sản

Hướng dẫn quy trình chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi thương phẩm cuối vụ

Hướng dẫn quy trình chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi thương phẩm cuối vụ
Author: Thông tin KHCN và Tin học
Publish date: Friday. May 24th, 2019

Tạo nguồn thức ăn cho cá, quá trình chăm sóc cần thực hiện theo 4 định, kiểm tra hàng ngày để phát hiện các hiện tượng bất thường của cá nuôi, phòng và trị bệnh cho cá.

Trong nuôi trồng thủy sản ngoài khâu cải tạo ao, chọn và thả giống, thì việc chăm sóc và quản lý đàn cá nuôi thương phẩm cuôi vụ đóng vai trò hết sức quan trọng. Quyết định đến năng suất và hiệu quả kinh tế của cả vụ nuôi.

1. Chăm Sóc

- Tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá bằng cách:

- Bón phân hữu cơ (Phân lợn, phân gà, phân trâu bò) đã được ủ kĩ với 5-10% vôi bột trong 15-20 ngày, thường 5-7 ngày bón 1 lần với lượng 8-10kg/100m2.

- Phân vô cơ: bón 7-10 ngày/lần với lượng 0,3-0,5kg đạm + 0,6-1kg lân/100m2 hòa tan vào nước, té đều khắp mặt ao. Phân vô cơ có tác dụng hỗ trợ phân hữu cơ tạo điều kiện phát triển nhanh những động vật phù du làm thức ăn tự nhiên cho cá.

- Phân xanh: cứ 10-15 ngày/ 1 lần ,các loại cây xanh được bó thành bó với lượng 20-30kg/100m2 sau 1 tuần cây xanh sẽ thối rữa thì vớt xác cây lên bờ. Phân xanh có tác dụng làm tăng chất dinh dưỡng trong nước.

Chú ý: lượng phân bón phụ thuộc vào số lượng, cơ cấu đàn cá nuôi, vùng nước và thời tiết tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường ao nuôi hoặc thiếu thức ăn làm cho cá gầy đi,phát triển chậm.

- Thức ăn tinh: có thể cho một số loại thức ăn như cám gạo, ngô, đậu, bã rượu, phụ phẩm lò mổ…. Đối với cá truyền thống cho ăn với lượng 3-5% trọng lượng đàn cá trong ao. Thức ăn tinh phải được phối trộn nấu chín

- Thức ăn công nghiệp: đối với loài cá giống mới như rô phi, chim trắng, rô đầu vuông nuôi với hình thức công nghệp cho ăn với lượng 5-7% trọng lượng đàn cá, độ đạm phải đảm bảo từ 18-30%

- Trong quá trình chăm sóc cần thực hiện theo 4 định

- Định số lượng thức ăn

- Định chất lượng thức ăn

- Định vị trí cho ăn

- Định thời gian cho ăn

2. Quản lý

- Hàng ngày kiểm tra ít nhất 1-2 lần để phát hiện các hiện tượng bất thường của cá nuôi.

- Kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu để điều chỉnh cho phù hợp

- Kiểm tra ban đêm, sáng sớm khi lượng oxi hòa tan thấp cá dễ bị nổi đầu

- Kiểm tra bờ, cống ao xem có bị dò rỉ hay không

- Thường xuyên giữ nước ao có màu lá chuối non hoặc vỏ đỗ là tốt nhất

- Những ngày thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc mưa rào trời âm u  thì phải dừng bón phân

- Nếu thời tiết quá nóng thì thả bèo tây ép dầy dồn về 1/3 ao cho cá chú mát. Mùa đông thì làm sọt rơm, rạ xuống đáy ao cho cá trú rét.

- Định kì 15-20 ngày dùng vôi té đều khắp mặt ao với lượng 2-3kg/100m2

- Định kì cấp nước vào ao tạo môi trường tốt cho cá hoạt động và nguồn thức ăn trong ao cứ 20-25 ngày cấp 20-30cm/1 lần

3. Phòng và trị bệnh

- Cá sống trong nước nên vấn đề phòng và trị bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Mỗi khi cá bị bệnh không thể chữa từng con mà phải chữa cho tất cả số cá trong ao nên lượng thuốc vừa tốn kém song hiệu quả lại không cao. Mặt khác cá bị bệnh thường không ăn nên có sử dụng loại thuốc tốt cũng kém hiệu quả. Vì vậy trong nuôi trồng thủy sản luôn đặt vấn đề phòng bệnh là chính, chữa bệnh chỉ là giải pháp tình thế.

* Phương pháp phòng bệnh tổng hợp

- Cải tạo môi trường ao nuôi thủy sản: sau mỗi chu kì nuôi cần tát cạn ao, vét bùn diệt hết cá tạp và sinh vật có hại, có điều kiện thì phơi đáy ao từ 3-5 ngày. Thiết kế hệ thống ao nuôi phải đảm bảo phù hợp với điều kiện phòng bệnh. Nguồn nước sạch, không có nguồn nước thải đổ vào, xa khu công nghiệp đảm bảo diện tích, độ sâu hợp lý và có hệ thống cấp và thoát nước…

- Tiêu diệt nguồn gốc gây bệnh: tiến hành kiểm dịch thủy sản trước khi nuôi. Sát trùng cơ thể thủy sản trước khi thả bằng dung dịch muối ăn 2%, tắm cho cá trong thời gian 5-10 phút. Phân bón hữu cơ phải được ủ vôi bột 5-10% trong thời gian 15-20 ngày

- Tăng cường sức đề kháng cho cở thể vật nuôi: cho cá ăn đầy đủ cả về số lượng và chất lượng, trong quá trình nuối cá thương phẩm thức ăn thừa và phân cá là 2 yếu tố chủ yếu gây ô nhiễm nước ao và gây bệnh cho nên định kì 15-20 ngày bón vôi bột một lần với lượng 2-3kg/100m2 để xử lý môi trường ao nuôi. Cải tiến quản lý môi trường nuôi động vật thủy sản bằng việc thả ghép, mật độ thả, tỉ lệ thả cho phù hợp. Bổ xung thêm vitamin C vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá. Định kì cho cá ăn thuốc phòng, Tiên Đắc với liều lượng phòng 50g/250kg cá/1 lần cho ăn 3-5 ngày liên tục, trị bệnh 50g/50kg cá/1 lần và cho ăn 5-7 ngày liên tục.


Related news

Phòng và trị bệnh cá thời điểm giao mùa Phòng và trị bệnh cá thời điểm giao mùa

Để phòng và trị bệnh hiệu quả cho cá người nuôi cần thực hiện các biện pháp phòng, trị bệnh như sau:

Tuesday. May 21st, 2019
Kỹ thuật chọn và thả tôm giống Kỹ thuật chọn và thả tôm giống

Chọn và thả giống là một khâu kỹ thuật hết sức quan trọng trong quy trình nuôi tôm, nó có thể quyết định tới thành bại của vụ nuôi.

Wednesday. May 22nd, 2019
Tận dụng cơ hội bứt phá tại Canada Tận dụng cơ hội bứt phá tại Canada

Giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Canada đang ngày một tăng, đây được đánh giá là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng của tôm Việt Nam

Wednesday. May 22nd, 2019