Home / Cây công nghiệp / Cây tiêu

Hướng dẫn quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu

Hướng dẫn quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu
Author: N.V.S
Publish date: Saturday. December 8th, 2018

Bà Nguyễn Thị Sương - Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (TT&BVTV) Quảng Nam cho biết, bệnh chết nhanh, chết chậm là một trong những đối tượng dịch hại rất nguy hiểm, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng cây tiêu. Bệnh thường xâm nhiễm vào cây và gây hại từ đầu mùa mưa. Theo bà Sương, hiện nay bệnh đã xuất hiện và gây hại rải rác ở một số vườn tiêu tại các huyện như Phú Ninh, Duy Xuyên, Tiên Phước, Quế Sơn, Thăng Bình…

Trước tình hình trên, để giúp các địa phương chủ động thực hiện những biện pháp nhằm hạn chế bệnh gây hại, Chi cục TT&BVTV Quảng Nam vừa có công văn hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc và quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu. Nội dung như sau:

I. Nhận biết bệnh

1. Bệnh chết nhanh: Bệnh này do nấm Phytophthora spp gây ra. Khi cây bị bệnh, triệu chứng ban đầu là các chóp rễ bị biến màu nâu nhạt sang nâu đen, mép lá hơi co lại rồi chuyển sang màu vàng trước khi rụng, mạch dẫn dây thân tiêu bị thâm đen. Cây tiêu héo rất nhanh, từ khi thấy triệu chứng lá bắt đầu héo đến khi cây chết chỉ sau 1 - 2 tuần, các thân dây chính vẫn bám trên trụ (có trường hợp cây chết lá bị héo khô nhưng không rụng).

Nấm bệnh phát sinh, xâm nhiễm và gây hại rễ tiêu vào đầu hoặc giữa mùa mưa nhưng cuối mùa mưa mới gây hại hàng loạt. Bệnh phát sinh và lây lan mạnh nếu vườn tiêu không được thoát nước tốt, không làm tốt khâu vệ sinh đồng ruộng, bón phân không cân đối.

2. Bệnh chết chậm: Do sự kết hợp gây hại giữa tuyến trùng và một số loại nấm trong đất như Fusarium solani, Rhizoctonia solani, Pythium sp… gây ra. Tuyến trùng và nấm gây hại làm cho hệ rễ tơ và rễ chùm bị u sưng - thối, chỉ còn rễ cọc nên khả năng hấp thu dinh dưỡng và vận chuyển nước bị giảm mạnh, gây hiện tượng vàng lá, cây còi cọc; lá và đốt dây rụng dần, sau 2 - 3 năm chỉ còn lại các dây thân chính.

II. Biện pháp quản lý bệnh

1. Chăm sóc vườn tiêu:  

+ Bón phân đầy đủ, cân đối NPK. Hằng năm, tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục trộn với chế phẩm sinh học Trichoderma… để giúp cây tiêu sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Không tủ sát gốc các vật liệu như rơm rạ, lá cây, cỏ, rác… còn tươi, nhất là vào mùa mưa.

+ Cắt bỏ cành tược, cành lươn sát mặt đất (cách gốc 30cm) để gốc tiêu thông thoáng, hạn chế lây lan nguồn nấm bệnh từ đất lên.

2. Thoát nước tốt trong mùa mưa:

+ Trước khi bước vào mùa mưa, cần đào hệ thống thoát nước tốt trong vườn, nếu đất có độ dốc cao thì đào rãnh xung quanh vườn để thoát nước nhằm hạn chế bệnh phát triển và lây lan.

+ Phải phá bồn giữ nước quanh gốc tiêu (nếu có) để tránh đọng nước. Không tưới tràn để tránh lây lan nguồn bệnh.

* Cần lưu ý là, việc đào rãnh, xới xáo để bón phân hữu cơ chỉ được tiến hành trước mùa mưa, khi cây tiêu chưa ra rễ mới. Tuyệt đối không làm tổn thương bộ rễ trong mùa mưa vì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng dịch hại như nấm, tuyến trùng… xâm nhập.


Related news

Chăm sóc hồ tiêu giai đoạn làm bông Chăm sóc hồ tiêu giai đoạn làm bông

Sau vụ thu hoạch, nếu không làm tốt việc bón phân đầy đủ cho hồ tiêu sẽ dẫn đến hiện tượng nửa số cây được mùa và nửa số cây thất mùa.

Monday. October 15th, 2018
Phòng trừ bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu đầu mùa mưa Phòng trừ bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu đầu mùa mưa

Hồ tiêu là 1 trong 6 cây trồng chủ lực của tỉnh Quảng Trị. Những năm qua cây hồ tiêu đã mang lại thu nhập cao cho người dân tỉnh này.

Wednesday. October 31st, 2018
Một số bệnh chính hại cây tiêu Một số bệnh chính hại cây tiêu

Ngoài bệnh thối gốc - chết dây (chết nhanh), trên cây tiêu cần lưu ý đến một bệnh khác trên rễ cũng quan trọng không kém là bệnh “chết chậm” hay “bệnh vàng lá c

Wednesday. November 28th, 2018