Hướng Dẫn Hỗ Trợ Lãi Suất Vay Mua Thóc, Gạo Tạm Trữ Vụ Đông Xuân

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 65/2012/TT-BTC hướng dẫn hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2011-2012.
Thông tư này áp dụng cho các thương nhân thực hiện mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2011-2012 được Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân giao theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 09/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại cho các thương nhân thuộc đối tượng theo quy định để mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2011-2012.
Số lượng thóc, gạo được hỗ trợ lãi suất cho từng doanh nghiệp theo số lượng thóc, gạo thực tế doanh nghiệp mua tạm trữ nhưng không được vượt quá số lượng tối đa quy định tại các văn bản phân giao chỉ tiêu mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2011-2012 của Hiệp hội Lương thực Việt Nam.
Thời gian mua tạm trữ từ ngày 15/3/2012 đến hết ngày 30/4/2012. Thời gian tạm trữ là thời gian tạm trữ thực tế trong khoảng thời gian từ ngày 15/3/2012 đến ngày 15/6/2012.
Thời gian được hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng là thời gian tạm trữ thực tế tính từ thời điểm mua thóc, gạo theo quy định đến thời điểm bán thóc, gạo tạm trữ nhưng không quá thời hạn ngày 15/6/2012.
Giá để tính hỗ trợ lãi suất là giá mua thực tế theo giá thị trường (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) cho từng loại thóc, gạo. Trường hợp thương nhân mua gạo nguyên liệu để sản xuất chế biến ra gạo thành phẩm thì giá để tính hỗ trợ bao gồm cả chi phí sản xuất chế biến.
Lãi suất hỗ trợ là lãi suất các thương nhân vay ngân hàng theo Hợp đồng tín dụng nhưng tối đa không vượt quá 14%/năm theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thông tư cũng quy định, các khoản vay được hỗ trợ lãi suất là các khoản vay trả nợ trước và trong hạn tại thời điểm hỗ trợ lãi suất, không thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay quá hạn.
Related news

Tại huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) người dân đang đẩy mạnh mô hình nuôi tôm đất (tôm đất là giống tôm thiên nhiên, mấy năm nay huyện ươm giống thuần dưỡng phục vụ chuyển đổi nuôi trồng thuỷ sản) do có hiệu quả kinh tế cao.

Gần 10 chiếc loa đều đều phát ra những bản nhạc giao hưởng liên tục từ sáng sớm đến chiều tối phục vụ đàn gà ở trại sản xuất trứng gà Omega-3 của anh Nguyễn Duy Thiên Ân, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên sản xuất và thương mại Omega Minh Ân ở xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom (Đồng Nai).

Quyết tâm tìm hướng đi mới trong sản xuất chăn nuôi nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, ông Phó Văn Bột, ngụ ấp Phú An 1, xã Bình Hòa (Châu Thành, An Giang) đã thành công với mô hình nuôi bò sữa.

Huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) được nhiều người biết đến là “vương quốc vải thiều” thì hiện nay cùng với cây trồng này, cây nhãn đang được xem là một trong những cây trồng thế mạnh mang lại thu nhập đáng kể cho người dân.

Gia đình anh Hoàng Văn Thái, bản Trại Sông, xã Canh Nậu (Yên Thế - Bắc Giang) nuôi gà thả vườn nhiều năm nay. Với cách nuôi gối lứa, nhà anh luôn duy trì từ 2.000 đến 4.000 con tùy theo thời điểm. Anh Thái cho biết: "Sau khi bán lứa gà thương phẩm vào giáp Tết Nguyên đán, tôi quét dọn vệ sinh sạch sẽ, phun hóa chất, rắc vôi bột tiêu diệt mầm bệnh rồi để trống vườn khoảng 20 ngày. Vừa qua, tôi vào lứa gà mới với 2.000 con gà ri lai và mía lai".