Hướng Dẫn Hộ Nuôi Tôm Càng Xanh Ghi Chép Sổ Tay Theo Hướng VietGAP

Sau 10 năm phát triển dự án nuôi tôm càng xanh mùa lũ, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng tôm càng xanh đã và đang là đối tượng nuôi có giá trị quan trọng bậc nhất trong ngành thủy sản của huyện Tam Nông. Tuy là một đối tượng nuôi khó, nhưng nghề nuôi tôm trong thời gian qua đã góp phần đáng kể cho tăng trưởng kinh tế của huyện và khai thác tối đa tiềm năng lợi thế vùng lũ.
Năm 2013, toàn huyện Tam Nông thả nuôi trên 600ha tôm càng xanh, tập trung chủ yếu ở các xã: Phú Thành B, Phú Thành A, Phú Thọ và thị trấn Tràm Chim.
Bên cạnh những thành công, các hộ nuôi vẫn gặp không ít khó khăn. Một trong những nguyên nhân làm cho diện tích nuôi tôm của huyện không tăng thêm trong vài năm gần đây chính là thị trường tiêu thụ không ổn định, không có doanh nghiệp đến liên kết bao tiêu thu mua sản phẩm.
Xuất phát từ tình hình trên và nhằm chuẩn bị thực hiện Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh, từ tháng 9/2014 Trạm Thủy sản huyện Tam Nông đã triển khai hướng dẫn cho toàn bộ các hộ nuôi tôm càng xanh trong địa bàn ghi chép sổ tay nuôi tôm càng xanh theo hướng VietGAP.
Theo đó, bà con nông dân sẽ được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn ghi chép, theo dõi các chi phí phát sinh, tình hình sức khỏe tôm nuôi theo từng giai đoạn. Đó sẽ là cơ sở để đánh giá, rút kinh nghiệm vào cuối vụ nuôi và định hướng cho vụ nuôi tiếp theo.
Việc áp dụng ghi chép sổ tay trong suốt quá trình nuôi sẽ giúp các hộ dân đạt được các mục đích như: nuôi tôm theo một quy trình đồng nhất, sản phẩm đồng đều về trọng lượng, năng suất cao, hình thức đẹp; giảm giá thành, tăng lợi nhuận thông qua việc ghi chép chi phí sản xuất một cách rõ ràng, chi tiết; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
Đó là các yếu tố quan trọng để đáp ứng yêu cầu do các tổ chức thu mua đặt ra, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút, mời gọi các doanh nghiệp trong việc tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Tôm càng xanh sẽ là một ngành hàng được huyện Tam Nông chọn để thực hiện Đề án Tái cơ cấu Nông nghiệp của địa phương trong thời gian tới, vì vậy việc hướng dẫn cho người nuôi từng bước làm quen với việc ghi chép sổ tay theo hướng VietGAP sẽ giúp thay đổi tập quán và tư duy sản xuất theo cách cũ.
Đây là một bước chuẩn bị quan trọng nhằm thực hiện tốt việc tham gia vào chuỗi giá trị đối với ngành hàng tôm càng xanh, góp phần giúp người nuôi tôm nâng cao thu nhập và thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Related news

Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phường Cự Khối, quận Long Biên, TP Hà Nội đã mạnh dạn đưa cây ổi găng về trồng.

Thời gian gần đây, các nhà khoa học, ngành chuyên môn đã tìm đến các vườn nhãn “kháng” chổi rồng tìm hiểu quy trình chăm sóc của nông dân để có giải pháp nhân rộng. Đây được xem là nhân tố mới trong việc triển khai phòng trị nhãn chổi rồng hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Mặc dù chỉ mới hoạt động hơn 1 năm, song Tổ dịch vụ (TDV) bao trái xoài ở phường 6, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tạo được hiệu ứng tốt trong việc nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất xoài theo hướng an toàn tại địa phương.

Tôi trở lại cánh rừng dầu tái sinh của cha con anh Trần Văn Hiếu ở thôn Bình An, xã Tân Bình (thị xã La Gi) vào buổi chiều tháng 6. Trong rừng, cây dầu, cây sến đã cao lên, xanh ra, tràn đầy sức sống. Hầu hết phát triển đồng đều, cao từ 10 - 15m, trên 20cm đường kính. Dưới tán rừng là thảm thực vật. Chồn, sóc và khỉ đã xuất hiện trong rừng.

Thời gian gần đây, người dân tại TP. Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông bắt đầu đối diện với tình trạng khó tiêu thụ quả thanh long. Thông tin này được truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin, tác động tiêu cực đến những hộ tham gia trồng thanh long nơi đây.