Hướng dẫn cách trồng rau má tại nhà
Rau má còn có tên khác là tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo (tên khoa học: Centella asiatica) có cách trồng rất đơn giản.
Đây là một loài cây một năm, thân thảo trong phân họ Mackinlayoideae của họ Hoa tán (Apiaceae), có nguồn gốc Australia, các đảo Thái Bình Dương, New Guinea, Melanesia, Malesia và Châu Á.
Cách trồng rau má
Người trồng không nên lên liếp cho cây quá cao vì cây dễ bị khô, nên làm theo kiểu cuốn chiếu đưa tầng đất mặt nằm trên mặt liếp.
Cây cần được bón lót vôi với lượng 150 – 200 kg, 20 kg lân, 1 tấn phân chuồng hoai mục trộn với 2 kg nấm Tricoderma cho 1.000 mét vuông.
Bón thúc 10 kg DAP + 10 kg urê cho 1.000 mét vuông một lần vào 10 ngày sau khi trồng.
Sau khi thu hoạch 1 lứa, cây cần được bón phân ngay để rau phát triển nhanh cho thu lứa khác (những đợt sau bà con chỉ cần bón phân vô cơ).
Hiện có nhiều giống rau má khác nhau, nhưng bạn nên chọn giống rau má mỡ có thân và lá to, xanh mướt, cây cao, có tốc độ sinh trưởng nhanh và cho năng suất cao.
Tuy nhiên có nhiều nơi, người tiêu thụ ưa thích loại rau má lá nhỏ nên tùy theo sở thích mà bạn có thể chọn giống thích hợp.
Khoảng cách trồng là 15 x 20 cm cho 3 đến 4 tép một bụi.
Sau khi trồng, người trồng nên tưới nước từ 1 đến 2 lần mỗi ngày vào mùa nắng để giữ đất luôn ẩm và cho rau mau bắt rễ.
Rau má không chỉ là một loại rau thông dụng, có thể ăn hàng ngày mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều chứng bệnh như: mụn nhọt, hạ sốt, làm đẹp, tăng cường sức khỏe, giải độc, táo bón, tim mạch….
Ngoài ra, rau má cũng là một loại dược thảo có tính bổ dưỡng rất cao, có nhiều sinh tố, khoáng chất, chất chống oxy hoá, có thể dùng để dưỡng âm, cải thiện trí nhớ, làm chậm sự lão hoá, cải thiện vi tuần hoàn và chữa nhiều chứng bệnh về da.
Cách dùng của loài thực vật này rất đơn giản, bạn có thể ăn rau sống hoặc nấu canh, luộc hay giã nhuyễn vắt lấy nước uống.
Số lượng và thời gian sử dụng là không hạn chế.
Chúc các bạn thành công với cách trồng rau má tại nhà vô cùng đơn giản này nhé!
Related news
Dễ trồng và dễ tiêu thụ, cây rau má đã tạo sự đột phá lớn trong phát triển kinh tế của người dân xã Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế. Từ ngày chuyển đổi 7 sào đất trồng sắn, lạc, bắp sang trồng rau má, kinh tế của gia đình ông Nguyễn Đình Lâm (thôn Phước Yên, xã Quảng Thọ), lên như diều gặp gió. “Nhờ cây rau má mà gia đình tôi từ chỗ chạy ăn từng bữa đã có của ăn của để và xây được nhà cửa khang trang”- ông Lâm phấn khởi.
Hiện nay ở nước ta đã nhập khẩu được rau má Tây Phi có năng suất chất lượng cao, đã được trồng ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc…
Hiện có 3 loại giống: giống rau má cọng tím (thân tím, phiến lá hình dạng răng cưa), giống rau má mèo (cây thấp, lá nhỏ, bò sát mặt đất) và giống rau má mỡ (thân to, lá to và xanh mướt, cây cao) là loại cho hiệu quả cao nhất hiện nay.