Hướng dẫn cách nhân giống và trồng vải thiều Thanh Hà
Nhân giống bằng phương pháp chiết cành. Làm đất thích hợp để trồng cây và trồng cây với mật độ vừa phải là những bước căn bản để hoàn thành công đoạn nhân giống và trồng vải thiều Thanh Hà.
Giống cây vải. Ảnh: Núi Ba Vì.
Nhân giống: Nhân giống bằng phương pháp chiết cành, phương pháp chiết cành giúp cho cây chiết (cây mẹ) sinh trưởng tốt, đảm bảo chất lượng của quả và nhanh chóng cho thu hoạch.
Lựa chọn cây mẹ to khỏe, không sâu bệnh, chọn cành bánh tẻ, không sâu, có từ 2-3 nhánh, cành ở vai cây mẹ và ở phía Đông Nam của cây.
Cây vải không kén đất, yêu cầu quan trọng nhất của đất trồng vải là phải thoát nước, tầng đất dày, tuy nhiên đối vỏi trồng bằng cành chiết, bộ phận rễ phát triển kém, đưa lên đồi phải giữ ẩm tốt và giữ cho cây khỏi lay gốc để đảm bảo tỷ lệ sống sau trồng cao.
Làm đất: cày đất một lần, đào hố (kích thước 60 x 80 cm, sâu 50-60 cm). Khi đào hố, để riêng lớp đất mặt, lớp đất còn lại trộn đều với phân chuồng 20-50 kg/hố, 0,5 kg Lân/hố và 0,5kg Kali/hố. Sau đó, phủ lớp đất mặt trên hố. Công việc này làm xong trước lúc trồng ít nhất một tháng. Có một vài trường hợp sử dụng thêm một ít vôi bột để khử chua khi thấy cần thiết.
Mật độ cây: mỗi cây cách nhau 8x8m, như vậy, mật độ cây từ 138 đến 150 cây/ha. Thời gian trồng vải vào mùa xuân hoặc mùa thu, nhưng tốt hơn cả nên trồng vào mùa xuân vì mùa xuân lúc này nhiệt độ cao dần và độ ẩm không khí rất cao, hơn nữa lại có mưa xuân rất thích hợp cho cây sinh trưởng.
Related news
Địa hình bằng phẳng, lại bị chia cắt bởi nhiều sông rạch và sự có mặt của sông Tiền đã góp phần tạo nên hương vị đặc biệt cho sản phẩm vú sữa Lò rèn Vĩnh Kim
Để có được hạt gạo nàng Nhen thơm ngon, người nông dân đã phải bỏ ra không ít công sức, mồ hôi và nước mắt để thực hiện các công đoạn từ gieo trồng, bón phân
Để tạo ra sản phẩm Bưởi Đoan Hùng tuyệt hảo và chất lượng cần rất nhiều yếu tố. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu được các yếu tố tác động đến chất lượng