Huệ Bông Tăng Giá Sau 1 Năm Dài Rớt Giá
Sau một thời gian dài giá huệ bông loại I chỉ cầm cự từ 800 - 1.000 đồng/bông thì khoảng hơn một tuần nay giá huệ tăng mạnh trở lại. Hiện tại, giá huệ bông loại I được thương lái mua tại ruộng từ 2.400 - 2.600 đồng/bông.
Theo bà con trồng huệ ở huyện Lai Vung, giá huệ tăng mạnh trong thời gian gần đây là do thiếu nguồn cung. Tuy nhiên, do năng suất giảm sút nên dù giá huệ tăng mạnh nhưng không nhiều nông dân được hưởng lợi từ lần tăng giá này.
Ông Nguyễn Long Toàn, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Hòa, huyện Lai Vung cho biết: “Hiện nay, sản lượng huệ trên địa bàn xã giảm rất nhiều. Nguyên nhân là do mưa kéo dài tạo điều kiện cho một số loại bệnh và côn trùng gây hại phát triển mạnh, làm ảnh hưởng đến năng suất của huệ. Bên cạnh đó, thời gian gần đây, giá huệ xuống thấp khiến cho nhiều nông dân thua lỗ. Vì vậy, nhiều diện tích trồng huệ đã chuyển sang trồng các loại hoa màu khác”.
Related news
Huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang có diện tích trồng khoai mỡ gần 800 ha tập trung ở 2 xã Tân Hòa Đông, Thạnh Mỹ và một số xã khác, đất đai phần lớn bị nhiễm phèn, nên nông dân sau khi trồng khoai mỡ thường bỏ đất trống hay trồng cây khoai mì luân canh trong thời gian nước lũ về từ tháng 9 hàng năm. Mấy năm gần đây, mô hình trồng cây màu xen canh được bà con trong huyện chú trọng và nhiều loại cây màu bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá cao, trong đó có cây đậu phộng.
Từ nguồn tin báo của quần chúng nhân dân, sáng 31/7, Đội Quản lý thị trường số 4 (Chi cục Quản lý thị trường Phú Yên) phối hợp cùng Công an huyện Tuy An bắt quả tang một vụ bơm bột rau câu vào tôm thương phẩm tại cơ sở mua bán thủy sản do bà Cao Thị Kim Phượng ở thôn Tân Long, xã An Cư, làm chủ.
Mấy ngày qua, người dân ở xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp bắt được loài cá “lạ”. Cá có thân hình giống loài cá lóc, có vẩy, đầu giống cá sấu, mỗi con dài khoảng 7 - 8 tấc, nặng khoảng 2,5 - 4kg.
Tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 5.350ha diện tích nuôi tôm nước lợ, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm thẻ và tôm sú. Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, bệnh trên tôm diễn biến ngày càng phức tạp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi tôm trong tỉnh.
Huyện Quang Bình (Hà Giang) có trên 700ha diện tích mặt nước, gồm: Ao, hồ, sông, suối, thủy lợi, thủy điện... vì vậy rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản (NTTS). Để khai thác tiềm năng đó, những năm qua, nhân dân trong huyện đã đẩy mạnh phát triển NTTS; nhiều gia đình đã mạnh dạn mở rộng diện tích mặt nước để NTTS.